Kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) 2023 của Đại học Quốc gia Hà Nội có nhiều thay đổi như: giới hạn số lần dự thi của thí sinh và không hỗ trợ lệ phí thi như năm 2022, số lần dự thi... Lịch thi cụ thể như sau:
Đề cương ôn tập Bài thi đánh giá tư duy năm 2022
Năm 2022, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá tư duy để đánh giá năng lực của các thí sinh đăng ký xét tuyển đại học. Kỳ thi đánh giá tư duy được thiết kế nhằm đánh giá khả năng vận dụng kiến thức cơ bản và một số năng lực thiết yếu của học sinh để theo học thành công trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và kinh tế.
Nội dung kiến thức và các câu hỏi được xây dựng phù hợp với đặc điểm của giáo dục Việt Nam và theo cách tiếp cận tiên tiến trên thế giới. Kỳ thi đánh giá tư duy có thời lượng 270 phút, chia làm 4 phần:
Kết quả của Bài thi đánh gia tư duy là căn cứ cho các thí sinh đăng ký xét tuyển vào tất cả các ngành đào tạo đại học chính quy của ĐHBK Hà Nội và nhiều trường đại học khác theo các tổ hợp K00, K01, K02.
Đề cương ôn tập bài thi đánh giá tư duy 2022
https://drive.google.com/file/d/1evfvDlcuU8L2vgWijjK0kne7taKhP9xg/preview
Thí sinh tham khảo các ngành/chương trình đào tạo sử dụng tổ hợp K00, K01, K02 để xét tuyển TẠI ĐÂY.
Hoặc theo Đề án tuyển sinh năm 2022
Đề thi thử kỳ thi đánh giá tư duy ĐHBKHN Phần Khoa học/Giải quyết vấn đề số 2 của Tuyensinh247.com được đăng tải phía dưới, đề thi gồm 40 câu.
Trang thông tin mới nhất năm 2024 về kì thi đánh giá tư duy của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội giúp trả lời rõ ràng tất cả câu hỏi như: Thi ĐGTD là gì, Đề thi đánh giá tư duy cấu trúc thế nào, gồm bao nhiêu phần, thời gian thi, thời gian mỗi phần, mỗi câu bao nhiêu điểm, lịch thi khi nào, thi ở đâu...
Đề thi đánh giá tư duy ĐHBKHN mới nhất 2024 gồm đề thi chính thức, minh họa, các đợt thi thử đánh giá tư duy có đáp án. Đề ôn thi phần Tư duy toán học, Tư duy đọc hiểu, Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề.
Bài thi Đánh giá tư duy (Thinking Skills Assessment - TSA) của Đại học Bách khoa Hà Nội nhằm đánh giá ba năng lực tư duy nền tảng của học sinh, bao gồm: Tư duy Toán học, Tư duy Đọc hiểu và Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề - những yếu tố quan trọng giúp học sinh có thể học tập tốt nhất tại môi trường giáo dục đại học.
Theo đó, bài thi gồm 3 phần thi: Tư duy Toán học (60 phút), Tư duy Đọc hiểu (30 phút) và Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề (60 phút). Đây là 3 phần thi độc lập, câu hỏi thi sẽ tập trung vào đánh giá năng lực tư duy của thí sinh trong mỗi phần thi, không đi vào kiểm tra trực diện kiến thức của môn học nào.
Bài thi TSA gồm ba phần thi độc lập (Tư duy Toán học, Tư duy Đọc hiểu, Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề) tập trung đánh giá năng lực thí sinh, không đi vào kiểm tra trực diện kiến thức của môn học nào.
Về phương pháp chấm điểm của bài thi Đánh giá năng lực TSA có một số điểm đáng chú ý.
Ban Tuyển sinh- Hướng nghiệp, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, phương pháp chấm điểm truyền thống là sử dụng điểm thô để làm kết quả đánh giá bài thi cuối cùng. Theo lý thuyết trắc nghiệm cổ điển, điểm thô của bài thi là tổng điểm của các câu hỏi trong đề thi đó.
Thí dụ như, với đề kiểm tra có 100 câu hỏi, mỗi câu hỏi trả lời đúng thí sinh đạt được 1 điểm. Nếu làm đúng được 70 câu thí sinh sẽ được 70 điểm. Điểm số này gọi là điểm thô và được sử dụng trong việc xét kết quả cũng như so sánh với điểm của các thí sinh khác.
Một trong những nhược điểm của việc sử dụng điểm thô là khó phân biệt được khả năng của thí sinh có cùng mức điểm thô khi làm cùng một đề thi ở cùng một thời điểm. Ngoài ra, khi tính điểm năng lực bằng điểm thô, năng lực của thí sinh sẽ thay đổi khi làm hai đề thi có độ khó khác nhau ở cùng một thời điểm. Thí dụ trong một đợt thi, thì các thí sinh làm đúng 70 câu hỏi bất kỳ sẽ có cùng điểm thô là 70 điểm.
Trong thực tế, các thí sinh này có thể trả lời đúng tập hợp các câu hỏi khác nhau và độ khó của các câu hỏi này trong đề thi cũng khác nhau vì vậy điểm 70 không phản ánh đúng năng lực của các thí sinh này.
Để giải quyết vấn đề này, các kỳ thi quan trọng ở các nước trên thế giới đã sử dụng các lý thuyết đo lường giáo dục hiện đại để có thể ước lượng năng lực của thí sinh một cách chính xác và tin cậy hơn. Một trong số đó là áp dụng lý thuyết đáp ứng câu hỏi. Lý thuyết này đưa ra giả thuyết là mỗi thí sinh trả lời một câu hỏi trong đề kiểm tra có mức năng lực nhất định và thí sinh có năng lực cao sẽ có xác suất trả lời đúng câu hỏi bất kỳ cao hơn so với thí sinh có năng lực thấp. Dựa vào lý thuyết này có thể định lượng được các tham số như độ khó và độ phân biệt của các câu hỏi cũng như năng lực của thí sinh và các yếu tố này độc lập với nhau.
Điều này có nghĩa các tham số là đặc trưng của câu hỏi, không phụ thuộc vào mẫu thí sinh trả lời câu hỏi đó và ngược lại, năng lực của thí sinh là bất biến đối với các câu hỏi mà các em trả lời. Do đó, việc ước lượng năng lực của thí sinh sẽ đáng tin cậy hơn so với cách tính bằng điểm thô.
Căn cứ kết quả thi của thí sinh, thuật toán chấm thi sẽ xác định mức độ tư duy của mỗi câu hỏi theo tỷ lệ thí sinh trả lời đúng câu hỏi, theo nguyên tắc câu có ít thí sinh trả lời đúng sẽ là câu có mức độ tư duy cao, câu có nhiều thí sinh trả lời đúng sẽ là câu có mức độ tư duy thấp.
Bài thi đánh giá tư duy TSA của đại học Bách Khoa Hà Nội sử dụng lý thuyết đáp ứng câu hỏi trong việc tính toán điểm số TSA của học sinh. Với cách tính như vậy, các thí sinh mặc dù có cùng số điểm thô nhưng căn cứ vào mức độ khó của các câu hỏi mà từng thí sinh trả lời được thì mức năng lực tương ứng sẽ được ước lượng, sau đó, điểm số này sẽ được quy đổi về thang điểm 100.
Barem chấm điểm sẽ được hình thành sau khi có kết quả làm bài thi của thí sinh sau mỗi đợt thi. Căn cứ kết quả thi của thí sinh, thuật toán chấm thi sẽ xác định mức độ tư duy của mỗi câu hỏi theo tỷ lệ thí sinh trả lời đúng câu hỏi đó, theo nguyên tắc câu có ít thí sinh trả lời đúng sẽ là câu có mức độ tư duy cao, câu có nhiều thí sinh trả lời đúng sẽ là câu có mức độ tư duy thấp. Barem chấm điểm hình thành theo nguyên tắc câu hỏi có mức độ tư duy cao sẽ được điểm cao tương ứng với tỷ lệ thí sinh trả lời đúng, câu có mức độ tư duy thấp sẽ được điểm thấp trong tương ứng với tỷ lệ thí sinh trả lời đúng.
Bên cạnh đó, để bảo đảm tính công bằng giữa các đợt thi với nhau, kỳ thi TSA của Đại học Bách khoa Hà Nội cũng áp dụng bộ câu hỏi "cầu" chuẩn - hay còn gọi là câu hỏi cầu nối, câu hỏi chung - giữa các đề thi để đưa các chỉ số đánh giá kỳ thi về cùng một thang đo. Công nghệ này sẽ bảo đảm các thí sinh trong đợt thi khác nhau đều được đánh giá trên cùng một thang đo chung, từ đó bảo đảm tính công bằng về kết quả giữa các đợt thi.
Trong mùa tuyển sinh đại học năm 2024, đã có gần 50.000 lượt với tổng số khoảng 21.000 thí sinh tham dự thi Đánh giá tư duy TSA của Đại học Bách khoa Hà Nội. Kết quả của kỳ thi đã được hơn 50 trường đại học sử dụng để phục vụ cho công tác tuyển sinh đại học hệ chính quy. Năm 2025, dự kiến các đợt thi Đánh giá tư duy sẽ được tổ chức trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 4.
Ngày 9/4/2023 vừa qua, Đại học Bách khoa Hà Nội đã tổ chức thi thử online cho Kỳ thi Đánh giá tư duy trên hệ thống https://tsa.hust.edu.vn. Đây là đợt thi thử của Nhà trường nhằm giúp thí sinh làm quen với cấu trúc cũng như cách thức thi của Bài thi năm 2023.
Theo phổ điểm mới được công bố, 45-50% thí sinh tham gia dự bài thi thử đạt kết quả khá, giỏi (từ 65 điểm trở lên). Trong đó, có 4 thí sinh đạt điểm tuyệt đối (trả lời đúng 40/40 câu) phần Tư duy Toán học.
Theo PGS. Vũ Duy Hải, Phó trưởng phòng Tuyển sinh Đại học Bách khoa Hà Nội, số lượng thí sinh đạt số câu đúng từ 60-70 câu chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong bảng vàng kết quả bài thi, có 3 thí sinh đạt điểm cao nhất với 93/100 câu đúng. Đặc biệt, bài thi có 4 thí sinh đạt điểm tuyệt đối phần Tư duy Toán học và 1 thí sinh đạt điểm tuyệt đối phần Tư duy Đọc hiểu.
Kết quả ghi nhận trên hệ thống cho thấy đến hết buổi sáng ngay 9 tháng 4, có gần 6.000 thí sinh tham gia thi thử với đầy đủ 3 phần thi. Sau khi phân tích kết quả cho thấy, tổng thể bài thi đạt chất lượng tốt,, bao phủ được toàn bộ yêu cầu về mục tiêu đề ra. Phổ điểm có hình chuông với đỉnh phổ ở khoảng 60-65 câu đúng, thể hiện tính phân loại cao để phục vụ tuyển sinh đại học.
Dựa trên kết quả làm bài của thí sinh, hệ thống đã phân tích biểu đồ phân bố khả năng tư duy của thí sinh, phổ điểm của bài thi (số lượng câu trả lời đúng) theo 3 phần thi như sau:
Bài thi thử được thiết kế minh họa theo đúng cấu trúc và nội dung của một bài thi thật, gồm có 3 phần: Tư duy Toán học, Tư duy Đọc hiểu, Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề.
Trong đó, phần thi Tư duy Toán học gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm (60 phút); phần thi Tư duy Đọc hiểu gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm (30 phút); phần Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm (60 phút). Thí sinh lần lượt làm từng phần thi theo đúng khung thời gian quy định với tổng thời lượng là 150 phút.
Hội đồng tuyển sinh Kỳ thi Đánh giá tư duy cho biết sẽ tiếp tục mở hệ thống thi thử để thí sinh có thể trải nghiệm và ôn tập bài thi tại nhà đến cuối tháng 4.
PGS. Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Tuyển sinh Đại học Bách khoa Hà Nội, khẳng định: “Với phổ điểm đã công bố, kỳ thi không quá khó như nhiều người vẫn nghĩ bởi đa số thí sinh có thể hoàn thành bài thi với số điểm tốt. Với những điều chỉnh về nội dung của kỳ thi năm nay, Đánh giá tư duy phù hợp với nhiều đối tượng học sinh để các em có thể tự tin sử dụng kết quả của kỳ thi xét tuyển vào trường đại học mong muốn”.
Theo đề án tổ chức Kỳ thi Đánh giá tư duy năm 2023, Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ tổ chức thi chính thức trong 3 đợt vào các ngày 10/6, 17/6 và 8/7. Kỳ thi dự kiến được tổ chức tại các tỉnh/thành phố như Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên, Thái Nguyên, Đà Nẵng.
Từ 9h00 ngày 10/4/2023, Hệ thống đăng ký dự thi chính thức mở và đến nay ghi nhận hơn 10.000 lượt đăng ký trên trang chủ (https://tsa.hust.edu.vn). Bên cạnh đó, hiện tại đã có hơn 30 trường ĐH khác trong cả nước cũng sẽ sử dụng kết quả của Kỳ thi này để xét tuyển đại học năm 2023.
Danh sách 32 đại học, trường đại học và học viện sử dụng kết quả Kỳ thi Đánh giá tư duy để xét tuyển đại học năm 2023:
2. Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải
3. Trường ĐH Giao thông vận tải
9. Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên
10. Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp
12. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội
21. Trường ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu nghị
26. Học viện Chính sách và phát triển
28. Học viện CN Bưu chính – Viễn thông (cơ sở phía bắc)
29. Trường ĐH Lâm nghiệp (cơ sở 1)
31. Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Vinh
32. Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà