Bảo Lãnh Cho Người Nước Ngoài

Bảo Lãnh Cho Người Nước Ngoài

Trước khi làm thủ tục mời, bảo lãnh cho người nước ngoài (không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 điều 8 của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam) tổ chức phải gửi văn bản thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh kèm theo hồ sơ, bao gồm: bản sao chứng thực giấy phép hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập tổ chức; văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức theo form Mẫu NA16

Thủ tục bảo lãnh nhập cảnh cho người nước ngoài - xin công văn nhập cảnh

Để bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, cá nhân/tổ chức thực hiện như sau:

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, cơ quan quản lý XNC Việt Nam xem xét, giải quyết và trả lời về đề nghị của cá nhân/tổ chức, đồng thời thông báo cho cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài tiến hành cấp thị thực cho người nhập cảnh.

1) Trường hợp bên bảo lãnh đề nghị cấp thị thực cho người nước ngoài tại cửa khẩu quốc tế, cơ quan quản lý XNC xem xét và giải quyết trong thời hạn từ 12 giờ và tối đa không quá 3 ngày làm việc, tùy vào từng trường hợp cụ thể theo quy định tại Điều 18 Luật số 47/2014/QH2013.

2) Nếu bên bảo lãnh đề nghị cấp thị thực cho người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài, cá nhân/tổ chức phải thanh toán cước phí thông báo cấp thị thực cho cơ quan quản lý XNC.

Thủ tục, hồ sơ xin công văn nhập cảnh Việt Nam theo diện thương mại, làm việc, đầu tư 2024

1. Các văn bản pháp lý quy định về việc xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài vào Việt Nam  với mục đích lao động, thương mại, đầu tư.

- Luật số 47/2014/QH2013 - Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam

- Thông tư số 04/2015/TT-BCA quy định về biểu mẫu xin cấp visa, thị thực tạm trú cho người nước ngoài

3. Hồ sơ xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài

- Bản sao chứng thực giấy phép hoạt động của công ty, tổ chức (Đăng ký kinh doanh, Giấy phép đầu tư, Giấy phép hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện..)

- Tờ khai mẫu con dấu và mẫu chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty, tổ chức theo mẫu NA16

- Đề nghị xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài theo mẫu NA2. Công ty, tổ chức khai tờ khai online in ra đóng dấu theo quy định.

- Giấy giới thiệu của công ty cử nhân viên đi làm thủ tục xin công văn nhập cảnh (Đối vơi trường hợp xin cấp công văn nhập cảnh online thì không yêu cầu)

2. Quy trình. thủ tục xin công văn nhập cảnh Việt Nam và thủ tục xin cấp thị thực

Bước 1 - Chuẩn bị hồ sơ: Người bảo lãnh điền thông tin vào các mẫu tờ khai chuẩn bị ở mục 1 nêu trên, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, tổ chức ký và đóng dấu theo đúng quy định.

Lưu ý: Đối với trường hợp xin thị thực Việt Nam từ trên 3 tháng trở lên Yêu cầu phải có Giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao động với người nước ngoài là người lao động .....

Bước 2 - Nộp hồ sơ, nhận giấy hẹn:

Nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an

+ Nếu là doanh nghiệp, tổ chức tại miền Bắc, Miền Trung thì nộp tại Cục quản lý xuất nhập cảnh tại Hà Nội,

+ Nếu doanh nghiệp tại các tỉnh phía Nam nộp trực tiếp tại Cục quản lý xuất nhập cảnh tại TP HCM.

- Trường hợp xin công văn nhập cảnh online

Trường hợp xin công văn nhập cảnh online thì doanh nghiệp cần đăng ký tài khoản điện tử tại Cổng dịch vụ công quốc gia và Cổng dịch vụ công Bộ công an. Việc kê khai xin cấp công văn nhập cảnh điền theo hướng dẫn tại Cổng dịch vụ công. Sau khi kê khai doanh nghiệp, tổ chức phải ký chữ ký điện tử để hoàn thành

Bước 3 - Nhận kết quả công văn nhập cảnh.

- Sau 5 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ và đầy đủ Cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ trả kết quả cho doanh nghiệp, tổ chức trực tiếp tại Cục trong trường hợp nộp trực tiếp

- Trường hợp xin công văn nhập cảnh online thì kết quả sẽ trả về tài khoản điện tử. Doanh nghiệp đăng nhập và tải file công văn nhập cảnh. Trong trường hợp là công văn fax tại đại sứ quán thì bản fax doanh nghiệp phải lấy trực tiếp tại Cục quản lý xuất nhập cảnh. h

Bước 4: - Thông báo cho người nước ngoài: Khi có kết quả duyệt nhập cảnh doanh nghiệp, tổ chức thông báo cho người nước ngoài đã hoàn thành thủ tục xin công văn nhập cảnh tại Cục quản lý xuất nhập cảnh. Doanh nghiệp trong trường hợp này chuyển công văn cho người nước ngoài (có thể gửi thông qua bản chụp email, fax, hoặc chuyển phát nhanh) để người nước ngoài làm tiếp thủ tục tại Bước 5 dưới đây.

Bước 5 - Nhận thị thực và đóng lệ phí:

Tại nơi nhận thị thực người xin cấp visa điền và nộp Mẫu NA1 có dán ảnh 3cmx4cm + Hộ chiếu gốc + Bản copy  của công văn nhập cảnh đã được duyệt tại Cục quản lý xuất nhập cảnh + Lệ phí xin cấp thị thực (Tại phòng nhận thị thực bảng lệ phí xin cấp thị thực được niêm yết công khai, lệ phí từ 25$ đến 135$ tùy vào loại và thời hạn của visa).

Lưu ý: Người nước ngoài cần đọc nội dung của công văn nhập cảnh xem nơi nhận thị thực là ở đâu? Thông thường người nước ngoài nhận visa thị thực tại Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài hoặc tại các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam (Ví dụ như sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng ....)

Trường hợp nhận visa tại Đại sứ quán hoặc lãnh sự quán thì người nước ngoài phải trực tiếp mang hồ sơ của mình đến nộp và phải chờ đợi thông thường không quá 5 ngày để nhận được thị thực từ Đại sứ quán hoặc lãnh sự quán.

Trường hợp nhận visa thị thực tại sân bay hoặc tại cửa khẩu đường bộ thì người nước ngoài làm thủ tục ngay tại quầy làm thủ tục visa khi nhập cảnh vào Việt Nam, thời gian chờ đợi thông thường khoảng 20 phút hoặc lâu hơn tùy vào từng thời điểm lượng khách làm thủ tục ít hay nhiều.

Để biết thêm thông tin chi tiết về thủ tục bảo lãnh và xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài vui lòng liên hệ với chúng tôi để biết thêm thủ tục cần thiết.

Thủ tục xin Công Văn Bảo Lãnh người nước ngoài là một quy trình phức tạp đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật. Từ việc thu thập hồ sơ đến việc làm thủ tục tại các cơ quan chức năng, quy trình này yêu cầu sự hiểu biết sâu rộng về các điều kiện và thủ tục cụ thể, đồng thời phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về di trú và nhập cảnh. Hãy cùng AZTAX tìm hiểu sâu hơn về quy trình này nhé!

Câu hỏi thường gặp khi xin công văn bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh

1. Bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam là gì?

Bảo lãnh nhập cảnh là hình thức một cá nhân hay cơ quan, tổ chức đứng ra mời, bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Khi có sự bảo lãnh từ phía cá nhân, tổ chức tại Việt Nam, người nước ngoài sẽ dễ dàng được nhập cảnh vào Việt Nam hơn.

2. Những chủ thể nào được bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam?

Những cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 14 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được phép mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.

3. Muốn bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam thì phải làm gì trước tiên?

Để bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh, cá nhân/tổ chức bảo lãnh cần gửi công văn xin nhập cảnh đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, đề nghị xem xét và chấp thuận cho người nước ngoài được nhập cảnh vào Việt Nam.

4. Quyền của cá nhân, tổ chức bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam là gì?

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh có các quyền như sau:

5. Ai được bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam theo diện thăm thân?

Công dân Việt Nam đang thường trú ở trong nước và người nước ngoài có thẻ thường trú/thẻ tạm trú tại Việt Nam được phép bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam thăm thân nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ với người nước ngoài (ví dụ: giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh…).

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) -  0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.