Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Nhật Bản là đội tuyển nữ đại diện cho Nhật Bản tại các giải đấu quốc tế dưới sự quản lý của Liên đoàn bóng đá Nhật Bản (JFA).
Các cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất
Tính đến ngày 18 tháng 11 năm 2019, 10 cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho đội tuyển Argentina là:
Ángel Fernández Roca - Argentina
Juan Carlos Lorenzo - Argentina
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đội tuyển bóng đá quốc gia Malaysia (tiếng Mã Lai: Pasukan bola sepak kebangsaan Malaysia; tiếng Anh: Malaysia national football team) là đội tuyển đại diện cho Malaysia tại các giải đấu bóng đá quốc tế và thuộc quyền quản lý của Hiệp hội bóng đá Malaysia (FAM).
Đội tuyển Malaysia chưa tham dự vòng chung kết World Cup nhưng đã 1 lần dự Thế vận hội mùa hè. Ở lần đầu tham dự Olympic năm 1976 tổ chức tại Munich, sau khi thua 0–3 Đức và 0–6 Maroc, đội đánh bại Hoa Kỳ 3–0. Kỳ 1980, đội cũng đã vượt qua vòng loại nhưng sau đó bỏ cuộc để phản đối việc Liên Xô đưa quân vào Afghanistan, đội cũng từng giành huy chương đồng của Asian Games 1974. Ở cấp độ khu vực, đội giành chức vô địch AFF Cup 2010. Đội đã từng 4 lần tham dự cúp bóng đá châu Á là vào các năm 1976, 1980, 2007 và 2023, tuy nhiên đều không vượt qua được vòng bảng.
Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức (tiếng Đức: Die deutsche Fußballnationalmannschaft) là đội tuyển bóng đá nam quốc gia đại diện cho Đức tại các giải đấu bóng đá quốc tế kể từ năm 1908.[4] Hiệp hội bóng đá Đức (Deutscher Fußball-Bund, thành lập năm 1900) là cơ quan quản lý của đội tuyển.[8][9] Kể từ khi DFB được tái lập năm 1949, đội tuyển đại diện cho Cộng hòa Liên bang Đức. Sau thời kỳ Đồng Minh chiếm đóng Đức, đã từng có hai đội tuyển quốc gia khác của Đức được FIFA công nhận: Đội tuyển Saarland đại diện cho Saarland (1950–1956) và Đội tuyển Đông Đức đại diện cho Cộng hòa Dân chủ Đức (1952–1990). Thành tích của cả hai đều được ghép vào lịch sử đội tuyển quốc gia Đức hiện tại.[10][11] Tên gọi chính thức và mã hiệu "Germany FR (FRG)" được viết gọn thành "Germany (GER)" sau khi 2 miền nước Đức tái thống nhất năm 1990.
Đức là một trong những đội tuyển thành công nhất trên đấu trường quốc tế với khối thành tích: 4 lần vô địch World Cup (1954, 1974, 1990 và 2014), 1 lần vô địch Cúp Liên đoàn các châu lục 2017 và 3 lần vô địch Euro (1972, 1980 và 1996). Họ cũng từng 3 lần giành vị trí á quân ở Euro và 4 lần á quân ở World Cup cũng như 4 lần ở vị trí thứ ba.[8] Còn ở đấu trường Olympic, đội tuyển Đông Đức cũ từng giành huy chương vàng vào năm 1976 trong khi đội tuyển Tây Đức (tiền thân của đội tuyển Đức ngày nay) giành một huy chương bạc và ba huy chương đồng.
Sau khi bế mạc World Cup 2014, đội tuyển Đức giành hệ số Elo cao nhất trong lịch sử của tất cả các đội tuyển quốc gia, với kỷ lục 2200 điểm.[12] Sau khi giành Cúp Liên đoàn các châu lục 2017, đội trở thành một trong bốn - cùng với Brazil, Argentina và Pháp - giành được 3 danh hiệu bóng đá nam quan trọng nhất mà FIFA công nhận: World Cup, Confederations Cup và Olympic. Các đội này cũng đều đã giành chức vô địch lục địa (Euro (Châu Âu)/Copa América (Nam Mỹ)) tương ứng với họ.
Đội tuyển Đức cũng là đội tuyển thuộc Liên đoàn bóng đá châu Âu đầu tiên và duy nhất từ trước đến nay giành chức vô địch World Cup trên đất Nam Mỹ. Đức cũng là đội tuyển châu Âu duy nhất đã tham dự mọi kỳ World Cup từ trước tới nay khi họ chủ động tham gia và được cho phép với chỉ một lần bị FIFA cấm tham dự năm 1950 do ảnh hưởng chính trị từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai rồi liên tục dự World Cup tới nay. Đảm nhận công tác dẫn dắt và huấn luyện đội tuyển từ ngày 1 tháng 8 năm 2021 là Hans-Dieter Flick.[13]
Giữa các năm 1899 và 1901, trước khi hình thành đội tuyển quốc gia, họ đã có 5 trận đấu quốc tế không chính thức giữa các đội bóng khác nhau của Đức và Anh, mà kết quả là đa phần đội Đức bị đánh bại với tỉ số đậm. 8 năm sau khi thành lập Hiệp hội bóng đá Đức (DFB),[14] trận đấu chính thức đầu tiên của đội tuyển quốc gia Đức diễn ra ngày 5 tháng 4 năm 1908 gặp Thụy Sĩ tại Basel, với kết quả Thụy Sĩ thắng 5–3.[4] Có một điều trùng hợp là, trận bóng của đội Đức đầu tiên sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất năm 1920, trận đấu đầu tiên sau chiến tranh thế giới lần thứ hai năm 1950 khi Đức vẫn còn bị cấm tham dự các trận bóng quốc tế, và trận bóng đầu tiên năm 1990 với các cầu thủ Đông Đức, tất cả đều là các trận đá với Thụy Sĩ. Chức vô địch thế giới lần đầu tiên của Đức cũng là trên đất Thụy Sĩ.
Trong thời gian đầu các cầu thủ đều do DFB lựa chọn, và không có một huấn luyện viên chính thức nào. Huấn luyện viên đầu tiên của đội tuyển Đức là Otto Nerz, một giáo viên thể thao đến từ Mannheim, người lãnh đạo đội bóng từ 1926 tới 1936.[15] Hiệp hội bóng đá Đức đã không thể đến được Uruguay để tham dự World Cup đầu tiên vào năm 1930 vì ảnh hưởng của cuộc Đại Suy thoái, nhưng đội tuyển đã giành được vị trí thứ ba tại World Cup 1934 trong lần đầu tiên họ tham dự. Sau khi có màn trình diễn nghèo nàn tại thế vận hội Mùa hè 1936 ở Berlin, Sepp Herberger được cử làm huấn luyện viên. Năm 1937 ông cùng với đội bóng nhanh chóng được đặt biệt danh là Breslau Elf (mười một cầu thủ Breslau) khi họ có trận thắng 8–0 trước Đan Mạch tại thành phố mà thời đó thuộc Đức là Breslau, Hạt Silesia (nay là Wrocław, Ba Lan).[16][17]
Sau khi Áo trở thành một phần của Đức trong lần Anschluss (sáp nhập) tháng 3 năm 1938, lúc đó đội tuyển Áo – một trong những đội bóng mạnh của châu Âu vào thời điểm đó vì cách thức hoạt động chuyên nghiệp – đã bị giải thể mặc dù đã vượt qua vòng loại của World Cup 1938. Do yêu cầu của các chính trị gia Đức Quốc xã, năm hay sáu cầu thủ người Áo, đến từ các câu lạc bộ Rapid Wien, Austria Wien, First Wien FC, đã được gọi vào đội tuyển Đức với mục đích thống nhất quốc gia trên mọi phương diện bởi các lý do chính trị. Trong giải vô địch thế giới 1938 khởi tranh từ 4 tháng 6, tuyển Đức thống nhất này chỉ có một trận hòa 1–1 với Thụy Sĩ, và thua 2–4 trước chủ nhà với nhiều khán giả tại Paris. Kết quả bị loại ngay ở vòng đầu tiên là một trong những kết quả tồi tệ nhất của đội tuyển Đức trong lịch sử tham dự World Cup (ngoại trừ các năm 1930 và 1950 khi họ không được phép tham gia).
Trong Thế chiến lần hai, đội bóng đã có 30 trận thi đấu quốc tế từ tháng 9 năm 1939 đến tháng 11 năm 1942, khi đội tuyển bị ngừng hoạt động do đa số các cầu thủ bị buộc gia nhập quân đội. Nhiều cầu thủ quốc gia đã được quy tụ về với huấn luyện viên Herberger biệt danh Rote Jäger với nhiệm vụ là các nhân viên không quân nhằm bảo vệ các cầu thủ tránh khỏi lửa đạn chiến tranh.
Sau chiến tranh thế giới lần hai, Đức bị cấm tham dự các sự kiện thể thao quốc tế đến năm 1950 và DFB không là thành viên đầy đủ của FIFA, và không một trong 2 đội bóng Đức nào —Tây Đức và Đông Đức—được tham dự World Cup 1950 khi 2 chính quyền của đất nước bị FIFA cấm vì trừng phạt chiến tranh. Đức còn có đội tuyển Saarland khi xứ này bị tách khỏi Đức dưới sự bảo hộ của Pháp (1946-1956) trước khi gia nhập Tây Đức.
Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức hay còn gọi là Tây Đức, tiếp tục duy trì sự hoạt động của DFB (Liên đoàn bóng đá của nước Tây Đức). Khi FIFA và UEFA công nhận, DFB đã bắt đầu và tiếp tục những thành tích của đội tuyển có từ trước thời gian chiến tranh. Đội tuyển Thụy Sĩ một lần nữa là đội đầu tiên gặp Đức vào năm 1950. Và Tây Đức đã vượt qua vòng loại và được tham dự World Cup 1954.
Năm 1949, những người cộng sản đã thành lập Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức). Năm 1952, Hiệp hội bóng đá Cộng hòa Dân chủ Đức (Deutscher Fußball-Verband der DDR-DFV) và đội bóng quốc gia đầu tiên được thành lập. Họ là đội duy nhất đánh bại đội vô địch Tây Đức tại FIFA World Cup 1974 trong trận bóng duy nhất giữa 2 đội cùng 1 nước/1 dân tộc và trong lịch sử Đức thời Chiến tranh Lạnh. Đông Đức đã giành huy chương vàng môn bóng đá nam ở thế vận hội Mùa hè 1976. Khi tái thống nhất nước Đức bởi 2 nhà nước tại 2 miền 3/10/1990, DFB sáp nhập Liên đoàn bóng đá Đông Đức, 1990 là năm cuối mà Đức chơi bóng với tư cách quốc gia dân tộc/thực thể không thống nhất và bị chia cắt.
Đội tuyển Tây Đức với người đội trưởng Fritz Walter, gặp các đội Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Tư và Áo. Khi gặp Hungary ở vòng bảng, Đức bị thua 3–8. Tây Đức gặp lại tuyển Hungary với "đầu tàu" là huyền thoại Ferenc Puskás trong trận chung kết với sức mạnh của đội Hungary lúc đó đã không bị đánh bại trong 32 trận liên tiếp. Với diễn biến kịch tính, đội Tây Đức đã giành chiến thắng 3–2 khi Helmut Rahn ghi bàn thắng quan trọng ở phút 84.[19] Chiến thắng này còn được gọi là "Sự kỳ diệu ở Bern" (Das Wunder von Bern).[20]
Sau khi xếp thứ tư ở World Cup 1958 và chỉ vào tới vòng tứ kết tại World Cup 1962, hiệp hội DFB đã có sự thay đổi. Họ đưa ra và khuyến khích cách làm bóng đá chuyên nghiệp, những câu lạc bộ chơi tốt nhất được quy tụ trong giải đấu mới là Bundesliga. Năm 1964, Helmut Schön trở thành huấn luyện viên trưởng thay cho Herberger khi ông đã tại vị trong 28 năm.
Ở World Cup 1966, Tây Đức vào trận chung kết gặp chủ nhà Anh sau khi đánh bại Liên Xô ở bán kết. Trong thời gian đá bù giờ, bàn thắng đầu tiên của Geoff Hurst trở thành một trong những bàn thắng gây tranh cãi nhất trong lịch sử World Cup: trọng tài biên đã căng cờ báo hiệu bóng đã lăn qua vạch vôi khung thành và bàn thắng được tính, sau khi bóng nẩy từ xà ngang. Nhưng các thước phim ghi lại cho thấy dường như bóng chưa lăn qua vạch khung thành. Hurst sau đó ghi thêm một bàn thắng nữa giúp đội tuyển Anh giành chiến thắng chung cuộc 4–2.[21][22]
Đội tuyển Tây Đức gặp lại tuyển Anh ở tứ kết tại World Cup 1970 và đã trả được món nợ khi chiến thắng 3–2, trước khi họ bị thua 4–3 trong thời gian hiệp phụ của trận bán kết gặp Italia. Trận này có tới 5 bàn thắng trong hiệp phụ và là một trong những trận bóng kịch tính nhất trong lịch sử giải vô địch bóng đá thế giới, và thường được gọi là "Trận bóng thế kỷ" đối với cả Đức và Ý.[23][24] Tây Đức cuối cùng giành được vị trí thứ ba của giải sau khi chiến thắng Uruguay 1–0. Gerd Müller với 10 bàn thắng trở thành vua phá lưới của giải.
Năm 1971, Franz Beckenbauer trở thành đội trưởng của đội tuyển quốc gia. Ông đã dẫn dắt đội tuyển đoạt chức vô địch châu Âu Euro 1972, khi đánh bại Liên Xô 3–0 trong trận chung kết.[25][26]
Là chủ nhà của World Cup 1974, họ đã giành chức vô địch lần thứ hai khi thắng Hà Lan 2–1 trong trận chung kết ở thành phố Munich.[27] Có hai trận đấu đáng nhớ của tuyển Tây Đức tại giải năm 1974. Ở vòng đấu bảng thứ nhất họ gặp tuyển Đông Đức và để thua 0-1.[28] Tây Đức vào trận chung kết gặp đội Hà Lan có lối chơi "Bóng đá tổng lực" khi đó của đội trưởng Johan Cruijff. Hà Lan dẫn trước từ một quả phạt đền. Tuy nhiên, Tây Đức đã dồn lên tấn công và nhận được một quả phạt đền với bàn thắng của Paul Breitner trước khi Gerd Müller ghi bàn ấn định chiến thắng.[29][30]
Tây Đức đã không bảo vệ được các chức vô địch của họ ở hai sự kiện thể thao lớn tiếp theo. Họ thua đội tuyển Tiệp Khắc trong trận chung kết Euro 1976 ở loạt sút luân lưu với kết quả chung cuộc 5–3.[31]
Tại World Cup 1978, Đức bị loại ở vòng đấu loại trực tiếp sau khi thua đội tuyển Áo 2–3. Sau đó Helmut Schön nghỉ hưu và người trợ lý của ông, Jupp Derwall, lên thay thế.
Giải đấu đầu tiên của Tây Đức dưới quyền chỉ đạo của Derwall đã thành công, khi họ đoạt chức vô địch châu Âu lần thứ hai tại Euro 1980 khi đánh bại Bỉ 2–1 ở trận chung kết.[32] Tây Đức vào tới trận chung kết của World Cup 1982 với nhiều trận đấu khá vất vả trước đó. Họ để thua 1–2 trước Algeria trong trận đầu ra quân,[33] nhưng đã vào được vòng đấu loại trực tiếp bằng chiến thắng gây tranh cãi 1–0 trước tuyển Áo. Ở bán kết họ gặp Pháp, với kết quả hòa 3–3 trong 120 phút thi đấu và chiến thắng 5–4 ở loạt đá luân lưu.[34][35] Tại trận chung kết, Tây Đức thua 1–3 trước đội Ý.[36]
Trong giai đoạn này, cầu thủ Gerd Müller ghi được tổng cộng 14 bàn thắng ở hai kỳ World Cup (1970 và 1974). Ông có 10 bàn thắng ở giải năm 1970 và là vua phá lưới của giải. (Kỷ lục tổng số 14 bàn thắng của Müller tại World Cup bị Ronaldo phá vỡ vào năm 2006 và sau đó đến lượt Miroslav Klose phá vỡ vào năm 2014 với 16 bàn thắng[37]).
Sau khi Tây Đức bị loại ở vòng bảng của Euro 1984, Franz Beckenbauer trở lại làm huấn luyện viên đội tuyển quốc gia thay thế cho Derwall.[38] Tại World Cup 1986, Tây Đức đứng ở vị trí á quân trong lần thứ hai liên tiếp sau khi đánh bại Pháp 2–0 ở bán kết, nhưng thua Argentina của Diego Maradona ở trận chung kết với tỷ số 2–3.[39][40] Tại Euro 1988, Tây Đức đứng đầu bảng đấu khi đánh bại Tây Ban Nha (lần cuối cùng Đức đánh bại những người Tây Ban Nha ở cấp độ đội tuyển quốc gia trong một giải đấu bóng đá chính thức cho đến nay) và Đan Mạch cũng như hòa Ý nhưng trên sân nhà thì niềm hi vọng của đội Tây Đức khi vô địch đã một lần nữa bị tan vỡ khi họ để thua Hà Lan 1-2 ở bán kết.[41]
Ở giải vô địch bóng đá thế giới 1990, Tây Đức lần thứ ba vô địch World Cup, và cũng lập lên kỷ lục với ba lần liên tiếp họ vào chung kết.[42] Với Lothar Matthäus là đội trưởng, họ đánh bại Nam Tư (4–1), Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (5–1), Hà Lan (2–1), Tiệp Khắc (1–0), và Anh (1–1, 4–3 sút luân lưu) trên con đường vào trận chung kết gặp Argentina.[43][44] Tây Đức thắng 1–0, với bàn thắng duy nhất ở phút 85 lập bởi Andreas Brehme nhờ quả phạt đền.[42] Beckenbauer, người giành chức vô địch World Cup 1974 với tư cách là đội trưởng, do đó trở thành cầu thủ thứ 2 vô địch World Cup với vai trò là đội trưởng và huấn luyện viên.[38]
Trước năm 1984, môn bóng đá nam ở Olympic dù lớn nhưng đã bị coi là sự kiện nghiệp dư, tức đã có nghĩa chỉ các cầu thủ nghiệp dư mới được phép tham gia. Vì điều này nên Tây Đức chưa từng đạt được thành công lớn tương tự như ở giải vô địch bóng đá thế giới, ngay cả khi FIFA cho phép các cầu thủ chuyên nghiệp được dự giải (riêng đối với châu Âu và Nam Mỹ thì lại phải dùng đội hình chưa từng dự World Cup) ở tại Thế vận hội Mùa hè 1988 ở Seoul thì đội tuyển bóng đá quốc gia Đức cũng mới chỉ đạt được huy chương đồng khi thắng Ý 3-0 ở trận tranh hạng 3[45]. Tây Đức cũng từng lọt vào vòng 2 ở cả Thế vận hội Mùa hè 1972 và Thế vận hội Mùa hè 1984. Mặt khác, đội tuyển Đông Đức có kết quả tốt hơn một chút, khi họ đã từng giành được một huy chương vàng, một huy chương bạc và hai huy chương đồng (tính cả thời điểm đội Đông Đức và Tây Đức thống nhất làm một). Từ năm 1992 thì giải giành cho lứa U23 nên không được tính ở đây. Khi nước Đức được tái thống nhất hòa bình làm 1 thì danh hiệu vô địch kỳ Olympic 1976 của cầu thủ tuyển Đông Đức cũ là thuộc về đội tuyển bóng đá quốc gia Đức.