(PLO)-Tuyển Việt Nam ra quân trận đầu rất vất vả mới thắng Đông Timor, Malaysia là câu chuyện rất khác.
Khủng hoảng thời Philippe Troussier và đợt suy thoái lần thứ hai (2023–nay)
Ngày 27 tháng 2 năm 2023, Philippe Troussier - người từng dẫn dắt đội tuyển Nhật Bản vô địch Asian Cup 2000 - chính thức được bổ nhiệm làm huấn luyện viên mới của đội tuyển Việt Nam với tham vọng giành vé dự World Cup 2026. Hợp đồng giữa nhà cầm quân người Pháp với VFF có thời hạn gần ba năm rưỡi, từ ngày 1 tháng 3 năm 2023 tới 1 tháng 7 năm 2026.[41] Lực lượng của đội tuyển dưới thời Troussier có sự chuyển giao mạnh mẽ với những cầu thủ trẻ thuộc lứa U-23 vừa cùng ông giành huy chương đồng SEA Games 2023. Đội khởi đầu quá trình chuẩn bị cho vòng loại World Cup 2026 và Asian Cup 2023 bằng sáu trận giao hữu với các đối thủ có trình độ tăng dần trong vòng bốn tháng và kết thúc với 3 thắng và 3 thua, trong đó có trận thua chủ nhà Hàn Quốc 0–6 ở trận giao hữu cuối cùng (cân bằng kỷ lục trận thua đậm nhất của đội tuyển).[42]
Ở vòng loại World Cup 2026, Việt Nam được xếp vào bảng F cùng với Iraq, Philippines và Indonesia. Đội khởi đầu chiến dịch vòng loại bằng chiến thắng nhọc nhằn 2–0 trước Philippines trên sân khách, sau đó để thua Iraq 0–1 trên sân nhà trong một thế trận hoàn toàn lép vế khi không tạo ra tình huống nguy hiểm và không có cú sút nào, trước khi nhận bàn thua ngay phút bù giờ cuối cùng.[43] Kết quả này khiến đội tuyển đối mặt với nhiều áp lực, đặc biệt lối chơi kiểm soát mà huấn luyện viên người Pháp áp dụng không nhận được nhiều niềm tin về khả năng thành công.
Việt Nam tham dự Asian Cup 2023 trong bối cảnh sứt mẻ lực lượng với chín trụ cột dính chấn thương trước thềm giải đấu, do vậy nòng cốt của đội phần lớn là những cầu thủ trẻ còn ít kinh nghiệm thi đấu quốc tế. Rơi vào bảng đấu có Nhật Bản, Iraq và Indonesia, đội chơi không tệ trong trận mở màn thua Nhật Bản 2–4 khi có thời điểm dẫn trước 2–1. Tuy nhiên, họ lại thất bại 0–1 trước đối thủ cạnh tranh trực tiếp Indonesia và sớm bị loại ngay từ vòng bảng, đánh dấu lần đầu tiên để thua đối thủ cùng khu vực sau hơn 7 năm bất bại. Ở trận cuối cùng gặp Iraq, Việt Nam chơi khởi sắc khi dẫn trước đối thủ 1–0 sau hiệp một, nhưng đội sớm rơi vào thế thiếu người do Khuất Văn Khang bị thẻ đỏ ngay trước giờ nghỉ, nên để mất thế trận trong hiệp hai và thua ngược 2–3, qua đó chia tay giải đấu với ba trận toàn thua. Sau giải đấu này, đội lần đầu tiên bị đánh bật khỏi top 100 bảng xếp hạng FIFA kể từ năm 2018.
Sau thất bại nặng nề của đội tuyển Việt Nam ở Asian Cup cùng với lối chơi thiếu thuyết phục trước đó của đội ở vòng loại World Cup, làn sóng chỉ trích tăng lên đáng kể với ông Troussier và đã có khá nhiều nghi vấn được đặt ra về năng lực cầm quân của ông, cũng như có nhiều luồng ý kiến cho rằng nên sa thải vị huấn luyện viên này. Tuy nhiên, Troussier vẫn được VFF tín nhiệm để dẫn dắt đội tuyển trong giai đoạn tiếp theo của vòng loại thứ hai World Cup 2026, với hai trận đấu quan trọng mà Việt Nam sẽ tái ngộ Indonesia.[44][45] Bất chấp sự tin tưởng đó, đội tuyển của Troussier đã thất bại toàn diện trong cả hai lượt trận trước Tim Garuda, với các trận thua 0–1 ở lượt đi và 0–3 ở lượt về ngay trên sân Mỹ Đình - đánh dấu lần đầu tiên đội để thua Indonesia ngay trên sân nhà sau 20 năm. Hai trận thua liên tiếp này khiến Việt Nam gần như sớm dừng chân ở vòng loại World Cup, dù trên lý thuyết họ vẫn còn hai lượt trận nữa.[46]
Trước sức ép ngày càng lớn từ giới truyền thông và người hâm mộ (thậm chí trong trận lượt về với Indonesia ở Mỹ Đình, các cổ động viên đã giăng biểu ngữ để kêu gọi huấn luyện viên Troussier phải từ chức sớm[47]), VFF đã quyết định chấm dứt hợp đồng với Philippe Troussier chỉ hai giờ sau trận thua Indonesia 0–3.[48] Với chỉ bốn chiến thắng qua 14 trận, Troussier là huấn luyện viên có tỷ lệ thắng thấp nhất trong các huấn luyện viên ngoại từng dẫn dắt tuyển Việt Nam (28,57%). Những thất bại liên tiếp trong khoảng thời gian này khiến Việt Nam trở thành đội tuyển sa sút nhất trên bảng xếp hạng FIFA, khi tụt 20 bậc từ vị trí 95 xuống 115.[49][50]
Ngày 3 tháng 5 năm 2024, chỉ hơn một tháng sau khi chia tay Philippe Troussier, huấn luyện viện người Hàn Quốc Kim Sang-sik đã được chọn làm tân thuyền trưởng của đội tuyển quốc gia với bản hợp đồng hai năm đến tháng 3 năm 2026.[51][52] Trong trận ra mắt của mình, ông Kim giúp Việt Nam lội ngược dòng thắng Philippines 3–2 trên sân nhà để nhen nhóm hi vọng đi tiếp mong manh ở vòng loại World Cup, khi đội chỉ còn kém Indonesia 1 điểm. Tuy nhiên, với việc Indonesia đánh bại Philippines 2–0 trong trận đấu diễn ra sớm hơn, Việt Nam đã sớm phải dừng bước ngay trước lượt trận cuối gặp chủ nhà Iraq, nơi họ để thua 1–3. Quãng thời gian sau đó, tuyển Việt Nam tiếp tục nối dài chuỗi trận đáng thất vọng bằng hai trận thua Nga và Thái Lan tại giải giao hữu LPBank Cup và trận hòa 1–1 với Ấn Độ, qua đó ngày càng lún sâu trên bảng xếp hạng FIFA.
Hệ Thống Showroom/Cửa Hàng Thể Thao Đông Dương
1.Tại sao các bạn nên mua sản phẩm tại Hệ Thống Thể Thao Đông Dương?
2.Tôi không ở Hà Nội và TP.HCM, vậy làm thế nào có thể mua được sản phẩm của cửa hàng?
3. Mua hàng các sản phẩm online của Đông Dương có an toàn không?
Tag: #bangbaogia, #aobongda, #aodabongnam, #aothethao, #dongduongsport, #thethaodongduong, #aobongda123com, #ÁoĐáBóngsaoviet, #saovietSport, #xuongaosaoviet, #aothethaosaoviet, #aosaovietsport, #ÁoBóngĐá, #ÁoĐáBóng, #BóngĐá, #ThờiTrangThểThao, #thethaodongduong, #sport, #shoptheothao, #cửahàngbóngđá, #bảngbáogiá
Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam là đội tuyển bóng đá quốc gia đại diện cho Việt Nam thi đấu tại các giải đấu bóng đá quốc tế do Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) quản lý.
Bóng đá theo chân người Pháp du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 19. Tuy nhiên, do nhiều xung đột xảy ra trong nước suốt thế kỷ 20, sự phát triển của bóng đá Việt Nam đã bị cản trở đáng kể.[7][8] Trong khi Việt Nam bị chia thành hai vùng tập kết quân sự ở miền Bắc và miền Nam vào năm 1954, hai đội tuyển quốc gia đã tồn tại và đều được quản lý và điều hành bởi các cơ quan quản lý riêng biệt với Hội Bóng đá Việt Nam ở miền Bắc và Hội Túc cầu giáo ở miền Nam. Sau khi hai miền thống nhất vào năm 1976, Liên đoàn bóng đá Việt Nam được thành lập dựa trên tiền thân của Hội bóng đá Việt Nam.[9][10]
Kể từ những năm 1990, Việt Nam đã hội nhập trở lại với nền bóng đá thế giới, và môn thể thao này sớm trở thành một phần không thể thiếu của xã hội Việt Nam. Điều này đã làm cho đội tuyển quốc gia trở thành một phần của chủ nghĩa dân tộc tại Việt Nam và nhận được sự ủng hộ trên toàn quốc. Cổ động viên Việt Nam được coi là một trong những cổ động viên cuồng nhiệt, với những màn ăn mừng rầm rộ trước những thành tích của đội, kể cả đội trẻ như U-23, U-22[11][12] hay U-19.[13]
Sau khi hai miền nam bắc Việt Nam tái thống nhất về mặt nhà nước thành nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau cuộc Tổng tuyển cử năm 1976, thực hiện nguyên tắc kế thừa chính phủ, AFC và FIFA công nhận đội tuyển quốc gia Việt Nam từ năm 1976 thực hiện kế thừa các quyền, nghĩa vụ và thành tích của Đội tuyển Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Đội tuyển Việt Nam Cộng hoà truớc đây. Trận cầu giữa Tổng cục Đường sắt và Cảng Sài Gòn ngày 7 tháng 11 năm 1976 được coi là mốc đánh dấu sự thống nhất chính thức giữa bóng đá miền Nam và miền Bắc.[14]
Mặc dù thể thao Việt Nam chính thức tái tham gia các hoạt động thể thao quốc tế từ Olympic năm 1980 tại Liên Xô, Á vận hội năm 1982 tại Ấn Độ[15] và SEA Games 1989[16] nhưng đội tuyển bóng đá Việt Nam chỉ chính thức tái hòa nhập bóng đá quốc tế từ kỳ SEA Games năm 1991.[17]
Năm 1989, khi Việt Nam bắt đầu công cuộc cải cách Đổi Mới mang tính cách mạng, một liên đoàn bóng đá mới được thành lập. Sau ba tháng chuẩn bị, tháng 8 năm 1989, Đại hội lần thứ nhất của liên đoàn bóng đá mới đã diễn ra tại Hà Nội, tuyên bố thành lập Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF). Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Ngọc Chữ được bầu làm chủ tịch VFF.[18]