Báo Bussiness Insider đã đăng tải tấm bản đồ thể hiện GDP bang của Hoa Kỳ với những nước có GDP tương ứng. Qua đó, người ta có thể thấy California, một bang giàu có, với GDP khoảng 2 ngàn tỷ USD (2012) được đặt tương ứng với GDP của Canada năm 2012 (khoảng 1,82 ngàn tỉ USD).
GDP các nước bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
GDP chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, tuy nhiên có 03 yếu tố chính ảnh hưởng nhiều nhất đến chỉ số GDP các nước bao gồm:
Dân số là nguồn cung cấp lao động để tạo ra của cải vật chất và cũng là đối tượng tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ được tạo ra.
Dân số và GDP có mối quan hệ tác động qua lại không thể tách rời. Dân số chính là một trong những yếu tố không thể thiếu để tính GDP bình quân đầu người.
(2) FDI: FDI (Foreign Direct Investment) là chỉ số đầu tư trực tiếp nước ngoài. FDI bao gồm tiền, phương tiện sản xuất, cơ sở hạ tầng...
Lạm phát là sự tăng giá chung một cách liên tục của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian và thể hiện sự mất giá trị của một loại tiền tệ.
Một quốc gia muốn tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao thì phải chấp nhận lạm phát. Tuy nhiên, khi lạm phát cao quá mức cho phép sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế, vì vậy nhà nước luôn phải có các chính sách để kiểm soát lạm phát.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý 4/2022 chỉ đạt 2,9%, thấp hơn mức 3,2% được ghi nhận trong quý trước đó, dù cao hơn mức dự báo 2,6% của giới chuyên gia.
Ngày 26/1, Bộ Thương mại Mỹ công bố số liệu cho thấy tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2022 đã giảm tốc trong bối cảnh hoạt động kinh tế giảm vào những tháng cuối năm và giới chuyên gia lo ngại nguy cơ kinh tế suy thoái.
Theo bộ trên, tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong cả năm 2022 chỉ đạt 2,1%, giảm so với mức 5,9% của năm 2021.
Bộ Thương mại Mỹ nói rằng mức tăng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực của nước này chủ yếu phản ánh mức tăng về chi tiêu của người tiêu dùng, xuất khẩu và một số hình thức đầu tư.
Cũng theo bộ trên, tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý 4/2022 chỉ đạt 2,9%, thấp hơn mức 3,2% được ghi nhận trong quý trước đó, dù cao hơn mức dự báo 2,6% của giới chuyên gia.
Đây là quý thứ hai liên tiếp, kinh tế Mỹ ghi nhận tăng trưởng sau 2 quý suy giảm.
Hoạt động của nền kinh tế Mỹ đã phần nào giảm nhiệt sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất cho vay cơ bản bảy lần với hy vọng hạ nhiệt sức mua đang nóng và kiểm soát lạm phát gia tăng.
Động thái của Fed đã khiến lĩnh vực bất động sản sụt giảm, kéo theo hoạt động sản xuất và doanh số bán lẻ suy giảm.
[Kinh tế Mỹ dự kiến tăng trưởng chậm hơn trong quý 4 năm 2022]
Bên cạnh đó, đa số chuyên gia dự báo kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục giảm tốc trong quý 1/2023 và rơi vào suy thoái nhẹ vào giữa năm nay.
Theo báo cáo được Bộ Lao động Mỹ công bố cũng trong ngày 26/1, số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ trong tuần từ ngày 14-21/1 đã giảm 6.000 đơn xuống còn 186.000 đơn.
Số người được nhận trợ cấp sau một tuần đầu tiên được trợ cấp tăng 20.000 người lên 1,6 triệu người trong tuần từ ngày 7-14/1.
Năm 2022 đã có thêm 4,6 triệu người ở Mỹ có việc làm, tuy thấp hơn con số 6,7 triệu người của năm 2021 nhưng vẫn cho thấy sự hồi phục mạnh mẽ của thị trường việc làm Mỹ kể từ đợt suy thoái vì dịch COVID-19 năm 2020.
Tỷ lệ thất nghiệp tại nước này trong tháng 12/2022 giảm xuống chỉ còn 3,5%, thấp nhất trong 53 năm./.
Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI) ngày 13/8 cho biết Singapore đã nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 lên 2% đến 3%, từ mức kỳ vọng trước đó là từ 1% đến 3%.
Theo MTI, quyết định này được đưa ra sau khi xem xét hiệu quả hoạt động của nền kinh tế trong nửa đầu năm 2024, cũng như tình hình kinh tế trong nước và thế giới mới nhất, theo Straits Times đưa tin.
Nửa đầu năm 2024, tăng trưởng GDP của Singapore đạt trung bình 3% so với cùng kỳ năm trước.
Dự báo triển vọng kinh tế năm 2024 của MTI cũng phù hợp với nhận định hồi tháng 7 của Cơ quan Tiền tệ Singapore, khi cơ quan này dự báo tăng trưởng GDP có khả năng sẽ tiến gần hơn đến mức tiềm năng là 2% đến 3% cho cả năm.
Trong quý 2/2024, GDP Singapore tăng trưởng 2,9%, không thay đổi so với ước tính do MTI công bố một tháng trước đó. Con số này thấp hơn mức tăng trưởng 3% của quý 1/2024 – tốc độ nhanh nhất kể từ mức 4,2% trong quý 3/2022.
Trả lời báo chí, bà Yong Yik Wei - nhà kinh tế trưởng của MTI, cho rằng trừ khi có rủi ro suy giảm toàn cầu, tăng trưởng kinh tế Singapore dự kiến sẽ duy trì ở mức xu hướng khoảng 2% đến 3% trong trung hạn, cho đến khoảng năm 2033 hoặc hơn.
Trước đó, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong nói rằng nước này đang đặt mục tiêu tăng trưởng hàng năm trung bình từ 2% đến 3% trong thập kỷ tới.
MTI cũng kỳ vọng ngành sản xuất Singapore sẽ phục hồi dần trong nửa cuối năm nay. “Đặc biệt, nhóm điện tử dự kiến sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn, được hỗ trợ bởi nhu cầu mạnh mẽ về điện thoại thông minh, máy tính cá nhân và chip liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI),” MTI cho biết.
Các ngành hướng đến người tiêu dùng của Singapore, như bán lẻ và dịch vụ thực phẩm và đồ uống, đã suy giảm, một phần là lượng người dân chi tiêu du lịch nước ngoài tăng lên. MTI cho biết nhìn chung, triển vọng nhu cầu bên ngoài của Singapore dự kiến sẽ ổn định trong suốt thời gian còn lại của năm 2024.
Ông Gabriel Lim, Thư ký thường trực về chính sách của MTI, cho biết: “Trong khi tăng trưởng GDP ở Mỹ và Trung Quốc dự kiến sẽ giảm dần, thì tăng trưởng GDP ở khu vực đồng Euro, Nhật Bản và các nền kinh tế quan trọng ở Đông Nam Á sẽ được cải thiện”. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo “rủi ro suy giảm trong nền kinh tế toàn cầu vẫn còn”.
MTI lưu ý rằng các cuộc xung đột địa chính trị và thương mại gia tăng có thể làm giảm niềm tin kinh doanh và làm tăng chi phí sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến thương mại và tăng trưởng toàn cầu.
Báo cáo của MTI cũng chỉ ra rằng sự gián đoạn trong quá trình giảm phát toàn cầu cũng có thể dẫn đến tình trạng tài chính thắt chặt hơn trong thời gian dài hơn và gây ra sự biến động của thị trường hoặc những lỗ hổng tiềm ẩn trong hệ thống ngân hàng và tài chính.
Top 10 GDP các nước cao nhất trên thế giới năm 2023
Theo Global Finance cập nhật đến tháng 11 năm 2023, top 10 GDP các nước trên thế giới cao nhất năm 2023 bao gồm:
GDP các nước trên thế giới được tính bằng cách chia tổng sản lượng của một nền kinh tế cho tổng dân số. Những nơi có GDP bình quân đầu người cao thường tương ứng với thu nhập, mức tiêu dùng và mức sống cao.
GDP năm 2023 của Việt Nam là bao nhiêu?
Báo cáo tại phiên khai mạc Kỳ họp 6, Quốc hội khoá XV sáng 23/10/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, tăng trưởng GDP quý III đạt 5,33%, tính chung 9 tháng đạt 4,24%.
Theo đánh giá của Chính phủ, tăng trưởng kinh tế năm 2023 mặc dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra (6,5%), nhưng là mức khá cao so với nhiều nước trong khu vực, thế giới. Báo cáo mới nhất của IMF dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của toàn thế giới là 3%.
Năm 2023, quy mô GDP của nước ta ước đạt khoảng 435 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 40 nền kinh tế hàng đầu thế giới.