Kế Hoạch Xuất Khẩu

Kế Hoạch Xuất Khẩu

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), trong 10 tháng năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 130.640 người (41.039 lao động nữ), đạt 104 % kế hoạch năm 2024. Ngành lao động đã tập trung phát triển những thị trường mới có tiềm năng và đem lại thu nhập cao cho người lao động.

Năm 2025, toàn ngành đặt mục tiêu phấn đấu giá trị xuất khẩu lâm sản đạt 18 tỉ USD

Ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương (BIFA), cho biết Bình Dương vẫn là tỉnh có đóng góp lớn nhất vào xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Trong 6 tháng đầu năm 2024, ngành gỗ Bình Dương đã xuất khẩu khoảng 3 tỷ USD, chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước.

Theo ông Liêm, sự tăng trưởng tốt của xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong nửa đầu năm nay là kết quả tích cực với ngành công nghiệp gỗ Việt Nam trong bối cảnh có nhiều khó khăn, trong đó có việc chuỗi cung ứng hàng hóa bị gián đoạn do căng thẳng trên Biển Đỏ.

Mặc dù đã có kết quả xuất khẩu tốt trong nửa đầu năm, nhưng để tăng trưởng và phát triển bền vững, ông Liêm cho rằng ngành gỗ Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung cần chủ động thích ứng trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, từ đó đưa ra những thay đổi linh hoạt trong quá trình sản xuất cũng như xuất khẩu. Đặc biệt là phát triển công nghệ, chuỗi cung ứng sản phẩm từ nguyên phụ liệu đến logistics.

Cục Lâm nghiệp đánh giá, năm 2024 toàn ngành đã tham mưu, triển khai xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, dự án, quy hoạch đảm bảo tiến độ, chất lượng.

Tham mưu tổng hợp kết quả thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ thực hiện ngành lâm nghiệp, chương trình phát triển lâm nghiệp, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành; tập trung chỉ đạo quyết liệt, đưa ra các giải pháp chỉ đạo kịp thời và phù hợp. Do vậy, ngành lâm nghiệp duy trì được kết quả khả quan, góp phần quan trọng vào kết quả của Bộ NN-PTNT.

Ngoài ra, công tác thông tin, truyền thông, phổ biến pháp luật, tập huấn các văn bản hướng dẫn được kịp thời, góp phần nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình. Chi trả dịch vụ môi trường rừng tiếp tục được triển khai hiệu quả, góp phần bảo vệ rừng, tăng thu nhập cho người dân, các đơn vị tham gia bảo vệ rừng.

Hợp tác quốc tế về lâm nghiệp phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, qua đó tăng cường hợp tác phát triển sản xuất và thúc đẩy thị trường xuất khẩu lâm sản…

Dù vậy, công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch ở địa phương còn hạn chế, bất cập như chậm rà soát, bổ sung quy hoạch để đảm bảo tính khả thi. Công tác trồng rừng phòng hộ, đặc dụng gặp nhiều khó khăn do quỹ đất trồng rừng ngày càng khó khăn, manh mún, phân bố ở những nơi xa xôi, đòi hỏi chi phí cao…

Năm 2025, toàn ngành đặt mục tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 4,5 - 5%; phấn đấu giá trị xuất khẩu lâm sản đạt 18 tỉ USD.

Trồng rừng tập trung 250.000 ha; trồng cây phân tán 140 triệu cây. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng là 22,5 triệu m³. Diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững là 70.000 ha. Thu dịch vụ môi trường rừng đạt 3.200 tỉ đồng…

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 493/QĐ-TTg ngày 19/4/2022 phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030; số 1415/QĐ-TTg ngày 14/11/2022 phê duyệt Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030”; số 1445/QĐ-TTg ngày 19/11/2022 ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030;

Thực hiện các Văn bản hướng dẫn của Bộ Công Thương tại: Số 7744/BCTXNK ngày 02 tháng 12 năm 2022 về việc xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030; số 8375/BCT-AM ngày 27 tháng 12 năm 2022 về việc triển khai Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030”; Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã ban hành Kế hoạch số 1088/KH-UBND ngày 31/3/2023 về hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa và Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài” đến năm 2030, với mục tiêu phát triển xuất nhập khẩu bền vững với cơ cấu cân đối, hài hòa, phát huy lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh, phát triển thương hiệu hàng hóa, khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng, phân phối hàng hóa toàn cầu.

Theo đó, mục tiêu cụ thể được xác định

- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 12,3% trong thời kỳ 2021-2030, trong đó giai đoạn 2021-2025 tăng trưởng xuất khẩu bình quân 12,5%; giai đoạn 2026-2030 tăng trưởng bình quân 12%;

- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa bình quân 10,3% trong thời kỳ 2021-2030, trong đó giai đoạn 2021-2025 tăng trưởng nhập khẩu bình quân 10%; giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng bình quân 10,5%;

- Phấn đấu hỗ trợ về thông tin thị trường và đào tạo tư vấn cho 450-500 lượt doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực cung ứng để từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; hỗ trợ 50-60 lượt doanh nghiệp xây dựng năng lực tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới; tổ chức 100-150 lượt doanh nghiệp kết nối, giao thương với các mạng phân phối nước ngoài; hỗ trợ từ 140-160 lượt sản phẩm xuất khẩu trực tiếp vào các mạng phân phối nước ngoài.

Bản Kế hoạch cũng đưa ra các định hướng như:

- Tập trung thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, công nghệ cao, liên kết chuỗi giá trị và ưu tiên sản xuất các sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu nhằm thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của tỉnh;

- Nâng cao năng lực sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, có tỷ trọng đóng góp lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu như: Điện tử, linh kiện điện tử; dệt may, da giày; chè chế biến; gỗ chế biến… thông qua xây dựng các chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, phát triển sản phẩm, thị trường;

- Khai thác hiệu quả các thị trường Việt Nam đã đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA, RCEP,...)1 ; gắn với mục tiêu phát triển xuất khẩu theo hướng tăng trưởng bền vững, phù hợp với đặc điểm của từng thị trường khu vực, bảo đảm vừa mở rộng quy mô xuất khẩu vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu; khai thác các thị trường tiềm năng, các thị trường mới tại các khu vực châu Phi, Nam Mỹ, Tây Á- Trung Đông...;

- Khuyến khích nhập khẩu các hàng hóa công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trên cơ sở khai thác lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do với các nước có nền công nghiệp phát triển; hạn chế nhập khẩu các loại hàng hóa trong nước đã sản xuất được.

Bên cạnh đó, Kế hoạch đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cần triển khai, thực hiện để đạt được các mục tiêu, định hướng đề ra, cụ thể là:

1. Phát triển sản xuất, tạo nguồn cung bền vững cho xuất khẩu

a) Phát triển sản xuất công nghiệp

- Phối hợp triển khai hiệu quả các phương án, kế hoạch phát triển công nghiệp, các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh; kế hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp; các đề án, kế hoạch xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu; đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến chế tạo;

- Tiếp tục duy trì các sản phẩm xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh của tỉnh, nâng dần tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao gắn với các loại hình dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu như logistic, tài chính, ngân hàng... Hình thành chuỗi các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như điện tử, hàng may mặc, dệt may, da giầy… để khai thác và tận dụng các quan hệ liên kết trên địa bàn tỉnh với thị trường các nước. Bên cạnh đó tạo điều kiện, mở rộng thị trường xuất khẩu một số sản phẩm làng nghề truyền thống có thương hiệu;

- Rà soát, điều chỉnh cơ cấu lại các ngành công nghiệp hiện có đảm bảo hiệu quả, bền vững; phát huy tiềm năng, lợi thế, điều kiện từng địa phương; thu hút, phát triển các ngành, các dự án công nghiệp mới, theo hướng tập trung, phù hợp với vùng nguyên liệu chế biến; mời gọi, thu hút các nhà đầu tư phát triển ngành công nghiệp tỉnh có lợi thế, các ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường, đóng góp lớn cho ngân sách tỉnh.

b) Phát triển sản xuất nông nghiệp

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản, Kế hoạch phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực (chè, bưởi, quế, chăn nuôi, lâm nghiệp, OCOP, cấp và quản lý mã số vùng trồng…) giai đoạn 2021-2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành; hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nông nghiệp công nghệ cao gắn với thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, phát triển nền sản xuất xanh sạch, bền vững… góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu;

- Tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các cơ chế, chính sách của trung ương, của tỉnh về hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa; chú trọng hỗ trợ đổi mới, nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực, có kinh nghiệm và thị trường đầu tư vào nông nghiệp nông thôn; đẩy mạnh liên kết, hợp tác, phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại liên kết, hỗ trợ các hộ dân tổ chức sản xuất và kết nối thị trường;

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản áp dụng quy trình sản xuất, hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (VietGAP, GlobalGap, hữu cơ, ISO, HACCP, các tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu của nước nhập khẩu...) áp dụng cho sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch cho các nông sản; thực hiện có hiệu quả việc cấp và quản lý mã số vùng trồng đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm; nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, hậu kiểm về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm, công khai các cơ sở vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm theo quy định;

- Đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất, phát triển công nghệ bảo quản, chế biến sâu các sản phẩm nông sản, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm.

2. Phát triển thị trường xuất khẩu, nhập khẩu, bảo đảm tăng trưởng bền vững trong dài hạn

- Thực hiện hiệu quả đề án thúc đẩy doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030 , tiếp tục phát huy có hiệu quả các kế hoạch liên quan đến phát triển thương mại, các chương trình xúc tiến thương mại, phát triển thương mại điện tử trên địa bàn

- Phối hợp với các cơ quan đầu mối là Bộ Công Thương, các Bộ, ngành liên quan cập nhật thông tin cơ sở dữ liệu về đối tác, nhu cầu và các quy định liên quan về thị trường xuất, nhập khẩu tiềm năng, cơ sở dữ liệu về các hội chợ thương mại trong nước và quốc tế; tuyên truyền và phổ biến các thông tin đến các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh một cách hiệu quả, thiết thực;

- Đẩy mạnh công tác xây dựng, phát triển và tuyên truyền, quảng bá sản phẩm chủ lực của tỉnh, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và thương hiệu ngành hàng ở thị trường nước ngoài;

- Tổ chức các hoạt động xúc tiến xuất khẩu phù hợp với nhu cầu hỗ trợ phát triển thị trường của từng ngành hàng, trên từng khu vực, thị trường cụ thể và cho từng giai đoạn cụ thể ; duy trì hoạt động có hiệu quả trung tâm bán và giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn của tỉnh nhằm giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở công nghiệp nông thôn quảng bá thương hiệu, xúc tiến xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa;

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong phát triển thị trường, xúc tiến xuất khẩu; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử trong nước và quốc tế; tổ chức các hoạt động kết nối giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng thị trường nước ngoài;

- Tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng hàng nhập khẩu thông qua các biện pháp phù hợp với các cam kết quốc tế; xúc tiến nhập khẩu, thu hút từ một số đối tác trọng điểm, nhất là các đối tác có thể giúp Phú Thọ tăng cường năng lực công nghệ, đồng thời lành mạnh hóa, hợp lý hóa cán cân thương mại.

3. Tăng cường quản lý nhà nước trong tổ chức hoạt động xuất nhập khẩu nhằm tạo thuận lợi thương mại, chống gian lận thương mại và hướng tới thương mại công bằng

- Tiếp tục triển khai hiệu quả Kế hoạch về cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; tập trung chủ động hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác quản lý nhà nước;

- Kịp thời thông tin, tuyên truyền chính sách pháp luật về phòng vệ thương mại; phối hợp với các bộ ngành thông tin cảnh báo sớm các vụ kiện phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam nói chung và các mặt hàng của tỉnh nói riêng; phối hợp trong quá trình xử lý các vụ việc phòng vệ thương mại;

- Cập nhật thông tin, quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa xuất nhập khẩu; triển khai công tác kiểm tra, giám sát chất lượng hàng hóa nhập khẩu, hoạt động đánh giá sự phù hợp, mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; hoạt động chuyển giao công nghệ, triển khai chương trình chuyển đổi số, đánh giá sự phù hợp theo chương trình của Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Tổ chức/phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn... nhằm tuyên truyền phổ biến thông tin về các Hiệp định thương mại tự do tới cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp... với các nội dung chuyên sâu để nâng cao năng lực thực thi cam kết thương mại, các quy định thị trường (an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn kỹ thuật...) đáp ứng quy định của thị trường quốc tế;

- Theo dõi, dự báo, đảm bảo an ninh các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các bộ ngành Trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về gian lận thương mại, gian lận xuất xứ và lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại; kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm về bảo vệ môi trường trong hoạt động xuất nhập khẩu.

4. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển xuất khẩu, nâng cấp cơ sở hạ tầng kho vận, giảm chi phí logistics

- Đẩy mạnh kêu gọi, thu hút các tập đoàn lớn, đa quốc gia tham gia đầu tư các dự án sản xuất xuất khẩu, ưu tiên những dự án có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, sản phẩm có tính cạnh tranh cao và có khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu;

- Chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực gắn với nhu cầu của thị trường, nhất là các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu trong các lĩnh vực dệt may, da giày, đồ gỗ, điện tử và linh kiện điện tử, logistics; thường xuyên thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật lao động, Luật ATVSLĐ, BHXH trong các doanh nghiệp; chăm lo đời sống cho công nhân, người lao động trong các khu, cụm công nghiệp;

- Thực hiện đồng bộ, đa dạng các giải pháp huy động nguồn lực, chú trọng nguồn lực xã hội hoá để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; huy động nguồn lực đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện có; đầu tư xây dựng mới hệ thống giao thông đường bộ và đường thuỷ; ưu tiên đầu tư, phát triển hệ thống giao thông kết nối các khu, cụm công nghiệp với hệ thống giao thông huyết mạch của tỉnh, các tỉnh trong khu vực và hệ thống giao thông quốc gia đảm bảo thông suốt, đồng bộ;

- Triển khai lựa chọn nhà đầu tư đối với các cụm công nghiệp đã được phê duyệt trong quy hoạch; đẩy nhanh tiến độ GPMB, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và thu hút đầu tư thứ cấp vào các khu, cụm công nghiệp đảm bảo yêu cầu theo Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến 2050; thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý cụm công nghiệp ở những địa phương do UBND cấp huyện đang quản lý sang doanh nghiệp quản lý;

- Thường xuyên đầu tư, nâng cấp, mở rộng hệ thống lưới điện trong toàn tỉnh, nâng cao chất lượng phục vụ để tạo uy tín, độ tin cậy trong cung cấp, sử dụng điện, nhất là ở các khu vực có nhu cầu sử dụng điện năng lớn, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của các phụ tải, phục vụ tốt cho việc phát triển công nghiệp tỉnh; cải thiện chỉ số tiếp cận điện năng đối với lưới điện trung áp trên địa bàn. Triển khai thực hiện Kế hoạch số 1328/KH-UBND ngày 01/4/2020 của UBND tỉnh Phú Thọ về thực hiện Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;

- Khẩn trương giải quyết các tồn tại vướng mắc về bồi thường giải phóng mặt bằng, san nền, các tuyến đường giao thông, cấp điện và điện chiếu sáng, cấp thoát nước….; ưu tiên giải quyết những khó khăn vướng mắc về vốn đầu tư để hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và thu hút đầu tư phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu;

- Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng vận tải, kho bãi; xây dựng cảng Việt Trì trở thành cảng trung chuyển hàng hóa của khu vực, tạo lợi thế đột phá giảm chi phí logistisc so với vận tải đường bộ; thu hút đầu tư xây dựng các trung tâm dịch vụ logistics (cấp vùng và tỉnh), hệ thống kho tổng hợp và chuyên dụng, kho lạnh (đặc biệt là kho dự trữ, bảo quản hàng nông sản và hàng tiêu dùng thiết yếu) phục vụ bình ổn thị trường và cân đối cung cầu trong các thời điểm bất ổn về giá.

5. Nâng cao vai trò của Hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp hạt nhân, thúc đẩy hình thành các chuỗi giá trị xuất khẩu quy mô lớn

- Chủ động xây dựng, tổ chức các chương trình đào tạo, khóa tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp:

- Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng và đạt các chứng chỉ về tăng trưởng xanh, tăng trưởng bền vững, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn của các thị trường mục tiêu; hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ và chỉ dẫn địa lý của sản phẩm xuất khẩu; tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn, đào tạo về sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu;

- Tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước, tạo tính lan tỏa, cùng liên kết, hợp tác và phát triển; phát huy vai trò Hiệp hội ngành hàng là cầu nối giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp trong các tranh chấp thương mại quốc tế./.

Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại - VIOIT

Bản quyền thuộc về Bộ Công ThươngĐịa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamChịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (655 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)Điện thoại: (024) 37150530 | Fax: (024) 37150489Giấy phép số 104/GP-TTĐT ngày 07/05/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông