Độ xe đạp điện và làm xe đạp điện tự chế đang là một thú vui được khá nhiều bạn trẻ tại Việt Nam chúng ta đam mê. Nhưng trong qua trình tìm hiểu và làm xe điện đa phần các bạn đều phải tự tìm hiểu và tự tìm linh kiện. Rất thích thú trước sự sáng tạo của các bạn gio đó Thế Giới Xe Chạy Điện chúng tôi mong muốn được đóng góp một phần kiến thức và kinh nghiệm để phát triển phong trào này.
Những bộ phận giúp độ xe được chạy nhanh hơn
Tốc độ thông thường của một chiếc xe đạp điện có vận tốc lớn nhất là 25km/h, nên nếu muốn độ xe đạp điện để có vận tốc lớn hơn, bạn có thể tác động tháo bỏ bộ phận hạn chế tốc độ được lắp đặt trên chiếc xe của mình.
Bạn chỉ cần tháo bỏ bộ phận hạn chế tốc độ của xe đã được trang bị sẵn trên mỗi chiếc xe đạp điện là được. Ở từng loại xe đạp điện khác nhau, bộ phận hạn chế tốc độ sẽ được lắp đặt tại những vị trí khác nhau. Nên nếu bạn không biết rõ vị trí thì nên đưa ra tiệm để được độ xe đạp điện an toàn nhất mà không gây hư hỏng cho xe.
Với chức năng điều khiển và kiểm soát tất cả các thiết bị điện của xe chạy điện giúp các thiết bị vận hành chính xác và tiết kiệm năng lượng. Vì thế, khi độ xe đạp điện, bạn hãy cân nhắc đến việc nâng cấp board điều khiển của chiếc xe đạp điện. Để làm được điều này đòi hỏi những người chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và hiểu biết về kỹ thuật, Phố Xe Điện khuyên bạn bạn nên tìm đến các thợ sửa xe đạp điện uy tín, nên mang xe đến tiệm, những cửa hàng chính hãng để có thể nhận được những tư vấn về cách nâng cấp board điều khiển xe đạp điện chi tiết và tiến hành nâng cấp sao cho hiệu quả nhất.
Một chiếc xe đạp điện thông thường sẽ có khoảng 2, 3 đến 4 ắc quy với công suất vào khoảng 250W. Bạn ngẫm thử xem, nếu từ 2-4 bình ắc quy bạn sẽ chạy với vận tốc trung bình dành cho một chiếc xe đạp điện, vậy nếu độ xe đạp điện, bạn có thể gắn thêm 1 – 2 bình ắc quy vào nữa để tốc độ chạy của xe được nhanh hơn. Đây chính là một cách cực kỳ hữu hiệu mà bạn có thể áp dụng để tăng tốc cho chiếc xe của mình.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ
Việc giảm trọng lượng của xe đạp điện thường ít người nghĩ đến, thế nhưng, ít nhiều cũng sẽ giúp giúp bạn cải thiện khả năng tăng tốc và vận hành của thiết bị hiệu quả.
Ví dụ bạn có thể loại bỏ những chi tiết không cần thiết như giỏ xe, hay thậm chí là bộ phận bàn đạp của xe,… Khi trọng lượng xe nhẹ hơn, cũng sẽ đồng nghĩa với việc bạn đang tạo điều kiện giúp xe tăng tốc hơn một cách nhanh chóng nhất.
Thiết kế của tất cả các xe đạp điện đều có má phanh, thế nhưng nếu má phanh quá gần với bánh xe thì sẽ gây ra lực cản cho bánh xe, khiến xe đạp điện của bạn không thể tăng tốc được. Thế nên, hãy điều chỉnh má phanh để xe có thể dễ dàng tăng tốc hơn nhé. Tuy nhiên, khi tiến hành điều chỉnh, bạn nên đảm bảo khoảng cách nhất định giữa các má phanh với bánh xe hoặc thay bằng hệ thống phanh cơ để tăng tốc độ xe nhé, để bạn có thể tham gia giao thông một cách an toàn nhất.
Trên đây là một trong những cách làm xe điện chạy nhanh hơn, mong rằng sẽ giúp ích cho bạn đọc khi cần tiến hành tăng tốc cho chiếc xe của mình. Để có thể sở hữu một chiếc xe điện thật độc đáo, cách đơn giản nhất là mang ra tiệm rồi yêu cầu kỹ thuật thay thế thành những bộ phận bạn mong muốn, hoặc tự mình mua đồ về chế biến nếu bạn thấy đủ tự tin.
Chiều muộn, trong khu nhà xưởng rộn ràng tiếng máy, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm vẫn miệt mài bên khung cửi dệt lụa. Bà vừa làm, vừa giới thiệu cho chúng tôi về cái nghề cha ông để lại đã trải qua bao biến cố thăng trầm. Cái nghề vất vả truân chuyên như kiếp con tằm nhả tơ nhưng khi yêu, khi say rồi thì chẳng nỡ rời xa. Đã gắn bó với nghề gần 40 năm, bà nâng niu trân trọng nghề cha ông truyền lại, coi đó là cái duyên may của đời mình vì đã gìn giữ và tiếp nối được nghiệp tổ.
Tuổi thơ bé Tâm đã theo mẹ ngồi guồng tơ, se tơ, mắc cửi, dệt lụa. Năm 1976, Nguyễn Thị Tâm kết hôn với anh bộ đội Trần Văn Hòa. Niềm vui với nghề được tiếp nối khi gia đình nhà chồng có truyền thống dệt lụa. Đến năm 1986, cả nước chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường. Các sản phẩm lụa, thảm len, thảm đay không xuất khẩu được sang thị trường Đông Âu. Nghề lụa Vạn Phúc đứng trước muôn vàn khó khăn. Khi ấy chồng là bộ đội công tác xa nhà, bà Tâm vì lo cho cuộc sống gia đình cũng phải chuyển sang bán hàng tạp hóa. Trước tình hình đó, hợp tác xã và chính quyền địa phương tính chuyện chia nhỏ máy dệt về các hộ gia đình. Ai có điều kiện mua thì hợp tác xã bán rẻ, ai không có điều kiện thì hợp tác xã bán chịu.
Khi đó bố chồng bà Tâm là ông Triệu Văn Mão đã thuê lại 4 máy dệt Vân. Vốn tâm huyết với nghề, ông luôn trăn trở là làm sao gìn giữ và phát triển nghề tổ cha ông để lại. Ông có tất cả năm người con, nhưng không truyền lại cho ai mà lại gọi người con dâu cả là Nguyễn Thị Tâm đến truyền dạy lại nghề. Ông Mão nghĩ rằng, chỉ có truyền dạy cho dâu con trong nhà thì nghề tổ mới lưu truyền và không bị mai một được. Hiểu được tâm nguyện của bố chồng, bà Tâm quyết định trở về xưởng dệt bắt tay vào khôi phục nghề dệt của gia đình.
Trong thời điểm làng nghề gặp nhiều khó khăn, bà Tâm bàn với bố chồng là phải dệt nhiều mặt hàng, đa dạng các sản phẩm theo hình thức lấy ngắn nuôi dài, vừa dệt các loại lụa truyền thống, vừa làm các sản phẩm ứng dụng vào đời sống tiêu dùng. Trước đây, hợp tác xã dệt được Nhà nước cung ứng nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, nhưng nay thì hoàn toàn tự chủ. Khó khăn về nguyên liệu, bà phải liên hệ mua từ Nhà máy ươm tơ Mỹ Đức. Sau này nhà máy giải tán, bà lại thu mua từ làng kéo tơ Sơn Đồng (Hà Tây trước đây), rồi tiếp tục vào tận Quảng Nam để mua nguyên liệu. Về thị trường tiêu thụ, bà phải ra Hàng Ngang, Hàng Đào, các hội chợ ở Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh… để quảng bá sản phẩm lụa Vạn Phúc.
Mặc dù vất vả, khó khăn là vậy nhưng bà luôn đau đáu một nỗi niềm là làm sao khôi phục được dòng lụa Vân nổi tiếng của làng, nếu không sản phẩm sẽ mai một. Các nghệ nhân cao tuổi lần lượt về cội thì lấy ai truyền dạy nghề. Không quản khó khăn, bà Tâm đến tìm gặp các nghệ nhân cao tuổi trong làng để tìm hiểu. Biết bà có ý nguyện phục chế sản phẩm truyền thống của quê hương, nhiều cụ già mang khăn, áo lụa Vân đến nhà để cho bà Tâm xem mẫu. Bà vô cùng cảm động khi được cụ Kha tặng lại chiếc áo dài lụa Vân. Đó là chiếc áo do bà nội cụ để lại làm của hồi môn ngày cưới. Qua tháng năm chiếc áo nhiều chỗ đã rách. Từ những mảnh lành của chiếc áo, bà Tâm tỉ mẩn soi lên tìm hiểu cách người xưa dệt lụa Vân.
Vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, bà có được sản phẩm lụa Vân theo đánh giá của các nghệ nhân là đúng sản phẩm truyền thống của làng. May mắn hơn khi bà lại gặp ông Trịnh Văn Bách, Việt kiều từ Mỹ về. Gia đình ông Bách có một bức y môn bằng lụa và nhờ phục chế. Chiếc y môn đặt trước ban thờ tổ tiên quá lâu nay bị rách. Do vậy, gia đình muốn phục chế lại. Bằng kinh nghiệm của bản thân, bà Tâm nghiên cứu kỹ bức y môn, cẩn trọng soi chiếu từng sợi, từng hoa văn, họa tiết. Sau khi phục chế thành công, ông Bách kết nối và giới thiệu để bà phục dựng lại các bộ triều phục của nhà Nguyễn.
Nhiều hiện vật khi mang về đã bị rách nát nhưng với niềm đam mê, bà Tâm vẫn quyết tâm phục chế. Năm 2000, bà Tâm phục chế thành công 18 bộ triều phục cung đình Huế. Kết duyên với nghề, bà Tâm cũng may mắn có được niềm vinh dự lớn. Ấy là dịp bà dồn tâm sức để dệt lại nguyên mẫu bức rèm cửa phòng khách của Bác Hồ do cán bộ ở Bộ tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đem đến. Lần thứ hai, nhân viên Bảo tàng Công an nhân dân đưa cho bà xem chiếc khăn mùi xoa đề dòng chữ “Phụ nữ cứu quốc Hà Đông kính tặng Bác”. Cầm chiếc khăn vàng ố, rách nát trên tay, bà vô cùng xúc động và quyết tâm phục chế thành công để trở thành hiện vật trưng bày trong bảo tàng.
Nói về người nghệ nhân tài hoa của đất lụa, Ông Nguyễn Văn Dự, Bí thư Đảng ủy phường Vạn Phúc cho biết: “Nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm đã đem hết tâm sức của mình để gìn giữ và phát triển nghiệp tổ cha ông để lại. Bà Tâm đã tiếp bước các thế hệ đi trước làm sống lại hồn lụa quê hương, để lụa Vạn Phúc không chỉ nức danh trong nước mà còn có cơ hội vươn ra thế giới”.
Lưu truyền nghiệp tổ, phát triển làng nghề
Trong khu nhà xưởng của nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm luôn sáng đèn và rộn ràng tiếng máy dệt. Bà Tâm luôn tự hào khi xưởng dệt của mình được ví như một “Vạn Phúc thu nhỏ”. Bởi Vạn Phúc có sản phẩm lụa nào thì xưởng nhà bà làm loại đó. Từ chất liệu tơ tằm, xưởng của bà có thể dệt ra được rất nhiều sản phẩm, như: Lụa vân, the, đũi, xa tanh… với nhiều hoa văn, mẫu mã. Để làm ra sản phẩm có chất lượng, yêu cầu đầu tiên là nguồn nguyên liệu phải bảo đảm. Trên đất Vạn Phúc không có điều kiện để trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, xe lụa, bà Tâm đã lặn lội vào tận vùng Bảo Lộc (Lâm Đồng). Nơi đây có khí hậu thuận lợi, lại ứng dụng được công nghệ cao của Nhật Bản trong sản xuất tơ. Bà chủ động ký hợp đồng để tạo ra nguồn nguyên liệu ổn định.
Quá trình sản xuất lụa truyền thống, bà Tâm luôn chú trọng làm phong phú các mẫu hoa văn. Nhiều mẫu mã được đánh giá cao, như: “Vân lưỡng long song hạc”, “Vân lưỡng long”, “Vân triện thọ”, “Vân thọ đỉnh”... Ngoài ra, bà còn liên kết với nhiều làng nghề thủ công để làm các sản phẩm lưu niệm, như: Túi xách, thú bông, vòng trang trí, phụ kiện thời trang… đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, các sản phẩm lụa trơn rất được ưa chuộng để làm khăn quàng, cà vạt và lụa cao cấp may áo dài, trang phục biểu diễn...
Là người luôn đau đáu với nghiệp tổ, bên cạnh việc phát triển sản xuất của gia đình, bà còn chú trọng công tác đào tạo nghề. Trên cương vị Phó chủ tịch Hiệp hội làng lụa Vạn Phúc, bà báo cáo chính quyền địa phương cho mở lớp truyền dạy nghề lụa. Lớp học được mở ra hàng năm thu hút từ 20 đến 30 học viên là thanh niên trong làng. Để khuyến khích thanh niên tham gia học tập, bà tự nguyện cho các em thực hành tại xưởng dệt của mình. Khi ra sản phẩm, bà trả lương để các em có thêm động lực gắn bó với nghề.
Cùng với phát triển làng nghề, bà Tâm luôn quan tâm đến việc giữ gìn thương hiệu lụa Vạn Phúc. Đặc biệt, hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm lụa trôi nổi, chất lượng kém hoặc các hàng giả, hàng nhái. Bằng kinh nghiệm của mình, bà cùng với hiệp hội làng nghề lụa tập huấn cho các hộ gia đình vừa biết cách quảng bá sản phẩm vừa giữ gìn thương hiệu sản phẩm. Hiện nay, lụa Vạn Phúc đã dệt trực tiếp thương hiệu bên biên mảnh lụa. Mỗi gia đình lại in tên thương hiệu của mình nhờ vậy mà giữ được bản sắc riêng.
Yêu nghề, nghề chẳng phụ công, giờ đây cơ sở sản xuất kinh doanh của bà Tâm trở thành địa chỉ tin cậy của khách trong và ngoài nước. Năm 2003, xưởng dệt của bà Tâm vinh dự đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm, ân cần động viên gia đình tiếp tục gìn giữ và phát huy nghề truyền thống. Lời động viên của Đại tướng như tiếp thêm sức mạnh để nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm tiếp nối nghiệp tổ cha ông, để tấm lụa quê hương làm đẹp thêm dáng vóc con người Việt Nam.