Thơ Hàn Mặc Tử bao gồm 239 bài, chia thành 6 tập thơ gồm:
Tác phẩm tiêu biểu của Hàn Mặc Tử là gì?
Tác phẩm của Hàn Mặc Tử đa dạng nhiều thể loại gồm: Thơ, kịch thơ, văn xuôi, phóng sự, tạp văn, văn tế. Gồm:
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Quê hương của Nguyễn Đình Chiểu
Lăng cụ Đồ Chiểu nhìn từ ngoài vào
Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 1 tháng 7 năm 1822 tại làng Tân Khánh, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Tuy không sinh ra và lớn lên ở Bến Tre, nhưng hơn 1/4 thế kỷ Nguyễn Đình Chiểu đã sống, lao động cần mẫn và gắn bó với quê hương Bến Tre này.
Chúng tôi xuôi về vùng đất Ba Tri của “xứ dừa” Bến Tre tìm đến cố hương của nhà thơ yêu nước, bậc lương sư, lương y Nguyễn Đình Chiểu. Từ thị xã Bến Tre theo tỉnh lộ 26 về Ba Tri khoảng 35km, hai bên đường là bạt ngàn những rừng dừa xanh ngút mắt. Nằm ở thế giao nhau của hai con sông Hàm Luông và Ba Lai, đất đai trù phú nhờ phù sa bồi đắp, Ba Tri hiện ra với những cánh đồng lúa trải dài xen lẫn những vườn dừa, vườn sơ ri trên những giồng đất cao, khô ráo. Là vùng đất ven biển có cửa sông lớn Hàm Luông, Ba Tri từ lâu đã có quan hệ thông thương với bên ngoài. Thị trấn Ba Tri đông vui, náo nhiệt, bởi nơi đây là đầu mối giao lưu, mua bán, trung chuyển hàng nông, thủy hải sản... Nhìn địa thế, có thể biết rằng không phải ngẫu nhiên mà hơn 100 năm trước Nguyễn Đình Chiểu chọn Ba Tri làm nơi “tỵ địa” (lánh nạn), làm chốn tụ hội bàn việc đại sự với những danh tướng, danh sĩ như Trương Định, Hồ Huân Nghiệp, Bùi Hữu Nghĩa, Phan Văn Trị… Nơi đây là quê hương của Phan Thanh Giản - Tiến sĩ đầu tiên của đất Gia Định, Sương Nguyệt Anh-người phụ nữ đầu tiên làm chủ bút một tờ báo, cùng nhiều nhân vật anh hùng khác như Phan Tòng, Tán Kế Lê Quang Quan…Ba Tri cũng được chọn làm nơi an táng Sùng Đức xử sĩ Võ Trường Toản - bậc danh sư của Nam Kỳ Lục tỉnh khi quân Pháp chiếm Gia Định (1862). Từ chàng nho sinh thời loạn… Nguyễn Đình Chiểu không phải người gốc ở Bến Tre. Thân phụ ông là Nguyễn Đình Huy, hiệu Dương Minh Phủ, vốn quê ở làng Bồ Điền, tổng Phù Ninh, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên (nay thuộc huyện Phong Điền, Thừa Thiên-Huế).
Di ảnh Nguyễn Đình Chiểu qua phóng họa
Khoảng năm 1820, ông Huy làm chức Thư lại trong ty Văn hàn, dưới quyền của Tả quân, Tổng trấn Lê Văn Duyệt. Ở Huế, ông đã có vợ và hai con là Nguyễn Đình Lân và Nguyễn Thị Thu. Trong Nam, ông lấy thứ thiếp là Trương Thị Thiệt, người phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Nguyễn Đình Chiểu tự là Mạnh Trạch hiệu là Trọng Phủ hay Hối Trai, ra đời tại làng Tân Thới, tổng Bình Trị Thượng, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (quận 1, TP.HCM ngày nay). Ông là con trưởng, tiếp sau có các em là Nguyễn Thị Thục, Nguyễn Thị Nữ, Nguyễn Thị Thành, Nguyễn Đình Tựu, Nguyễn Đình Tự, Nguyễn Đình Huân. Năm Nguyễn Đình Chiểu 12 tuổi thì xảy ra “Sự biến thành Phiên An” hay nạn “giặc Khôi”. Sau khi Lê Văn Duyệt qua đời, vua Minh Mạng bãi bỏ chức Tổng trấn, chia Nam Kỳ thành 6 tỉnh và đưa Bạch Xuân Nguyên vào làm Bố chánh đầu tiên của tỉnh Gia Định, phụng chỉ xét lại vụ án Lê Văn Duyệt, bắt giam con nuôi là Lê Văn Khôi, lúc ấy đang giữ chức quan võ Vệ úy. Đêm 18/5/1833, sau khi đã ngầm liên lạc với bên ngoài, sắp đặt khởi nghĩa, Lê Văn Khôi cùng 27 quân tâm phúc phá ngục thoát ra, chỉ huy binh lính cũ nổi dậy. Bạch Xuân Nguyên bị bắt và quấn thành bó đuốc tẩm dầu thiêu sống làm lễ tế Lê Văn Duyệt. Quân khởi nghĩa chiếm thành Gia Định rồi lần lượt chiếm cả lục tỉnh chỉ trong 1 tháng. Lê Văn Khôi xưng là Bình Nam Đại nguyên soái, liên kết với quân Xiêm chống lại triều Nguyễn. Mãi đến ngày 17/7/1835, sau khi Khôi chết vì bệnh phù thũng, quân triều đình do Tống Phúc Lương, Trương Minh Giảng… chỉ huy mới phá được thành Phiên An, dẹp yên cuộc khởi nghĩa. Do biến loạn của cuộc nổi dậy này, Nguyễn Đình Huy bỏ Gia Định trốn về kinh thành Huế và bị cách hết chức tước. Sau đó, ông cải trang trở vào Nam đưa Nguyễn Đình Chiểu ra Huế, gửi ở nhà một người bạn thân để con tiếp tục việc học hành. Nguyễn Đình Chiểu sống ở Huế, chăm chỉ dùi mài kinh sử suốt 8 năm. Năm 1840, Nguyễn Đình Chiểu trở vào Gia Định ôn luyện để đi thi. Năm Quý Mão (1843), Nguyễn Đình Chiểu đậu tú tài tại trường thi Gia Định, được một gia đình phú hào họ Võ hứa gả con cho. Lẽ ra đậu cử nhân mới được đi thi Hội, nhưng vì lúc này triều đình muốn lấy lòng nhân sĩ Nam Kỳ nên đặc cách cho những sĩ tử đậu tú tài được ứng Hội thí. Năm Bính Ngọ (1846), Nguyễn Đình Chiểu cùng em là Nguyễn Đình Tựu ra Huế học để chuẩn bị kỳ thi Hội năm Kỷ Dậu (1849) nhưng chưa kịp thi thì được tin mẹ mất vào tháng 11/1848, an táng tại Tân Triêm (nay là Cầu Kho, TPHCM). Ông đành bỏ thi cùng em trở về Nam thọ tang mẹ. Sau này trong “Lục Vân Tiên”, ông có nói qua lời của tôn sư đoán vận:
“Số con hai chữ khoa kỳ/Khôi tinh đã rạng, Tử vi thêm lòa/Hiềm vì ngựa chạy đàng xa/Thỏ vừa ló bóng, gà đà gáy tan”. Thỏ tức năm Mão, năm ông đậu tú tài; gà tức năm Dậu, năm ông phải bỏ thi Hội. Đúng là “Dùi mài kinh sử, chí rắp những toan làm sáng đạo thánh hiền/Lở dở đại khoa, ngộ biến tòng quyền đành về quê phục hiếu”, đến nay trên văn bia Nguyễn Đình Chiểu vẫn còn ghi chép những dòng như thế. Trên đường hồi hương về Nam, do không thuận gió xuôi thuyền, Nguyễn Đình Chiểu cùng em phải đi đường bộ, băng rừng lội suối. Phần vất vả vì đường sá xa xôi, phần vì thương khóc mẹ nên Nguyễn Đình Chiểu bị đau mắt nặng, được đưa đến một thầy thuốc giỏi vốn dòng ngự y ở Quảng Nam chạy chữa nhưng vô hiệu. Trong thời gian chữa bệnh, Nguyễn Đình Chiểu được thầy truyền nghề thuốc cho. “Lỡ bề báo hiếu, lỡ đường lập thân”, về đến Gia Định, thân đã mù lòa, cảnh nhà sa sút, lại thêm nhà họ Võ bội ước, ông đóng cửa cư tang mẹ, đến năm 1851 mới mở trường dạy học, học trò theo rất đông. Ngoài ra ông còn làm thuốc chữa bệnh giúp dân, nghiên cứu y học, sáng tác thơ văn, tiếng ông “Đồ Chiểu” vang xa dần. Khi sáng tác xong tác phẩm “Ngư tiều y thuật vấn đáp” (Hỏi đáp về nghề thuốc của Ngư và Tiều) gồm 3.642 câu lục bát và 21 bài thơ, Nguyễn Đình Chiểu đưa cho người bạn là Lê Quang Thinh đọc, ông Thinh lại cho ông Lê Tăng Quýnh đọc. Ông Quýnh lúc ấy là cai tổng Thanh Ba, Cần Giuộc, tỉnh Long An, khi đọc xong thì vô cùng khâm phục. Sau nhiều lần gặp gỡ, ông Quýnh càng quý trọng tài năng và đức độ của thầy Đồ Chiểu nên thuyết phục gia đình gả em gái mình là Lê Thị Điền cho thầy. Năm 1854, thầy Nguyễn Đình Chiểu và bà Lê Thị Điền kết duyên chồng vợ. Trong thời gian này, ông sáng tác truyện thơ “Lục Vân Tiên” vừa như là một tự truyện, gửi gắm lý tưởng đẹp đẽ của mình:
“Làm trai trong cõi thế gian/Phò đời giúp nước phơi gan anh hào”, vừa “ném ra giữa cuộc đời cả một loạt nhân vật: Nguyệt Nga, Vân Tiên, Tiểu đồng, Hớn Minh, Tử Trực…có thể nói là cả một đội quân bừng bừng khí thế, kiên quyết vì chính nghĩa mà chiến đấu và chiến thắng” – theo nhà nghiên cứu Hoài Thanh. Giữa thời buổi mà “Hơi chính nghìn năm về cụm núi/Thói tà bốn bể động vùng mây”, đạo lý xã hội trên nền tảng Khổng giáo bị đảo lộn, “Lục Vân Tiên” đã kịp thời thức tỉnh với những bài học đạo đức về tình thầy trò, cha con, chồng vợ, về nghĩa vua tôi, bạn bè…bằng lối “kể thơ” trong sáng, dễ hiểu nên nhanh chóng đi sâu vào tâm hồn người dân Nam bộ. Nhiều câu thơ trong “Lục Vân Tiên” đã trở thành câu cửa miệng của người dân.
Sức lan tỏa của “Lục Vân Tiên”rất lớn. Sau khi chiếm được 3 tỉnh miền Đông, năm 1864 thực dân Pháp đã cho Aubaret dịch truyện này ra tiếng Pháp và năm sau 1865, Tôn Thọ Tường cho in ra bản chữ nôm. “Giết giặc bằng ngòi bút” Năm 1858, giặc Pháp nổ súng đánh chiếm Đà Nẵng, năm 1859 đánh chiếm Gia Định. Tuy mù lòa, Đồ Chiểu vẫn “thấy” rất rõ cảnh tang thương của miền đất bị ngoại xâm đánh phá: “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy/Mất ổ bầy chim dáo dác bay/Bến Nghé của tiền tan bọt nước/Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây” - ông viết trong bài thơ Chạy giặc. Nguyễn Đình Chiểu cùng gia đình phải lánh về quê vợ ở Cần Giuộc, sống chung nhà người anh vợ, sau đó dời về chùa Tân Thạnh. Sau khi chiếm được thành Gia Định, quân Pháp do phó Đô đốc Bonard chỉ huy đã mở rộng tấn công ra các vùng lân cận như Tân An, Cần Giuộc, Gò Công… Ngày 14/12/1861 (rằm tháng 11), những nghĩa sĩ nông dân vì căm thù quân giặc đã dũng cảm tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc khiến quân Pháp bị thiệt hại nặng nề, giết được nhiều lính và viên tri huyện người Việt đang làm cho Pháp. Bên ta khoảng 15 nghĩa sĩ (có tài liệu nói 27) hy sinh. Xúc động trước tấm gương hy sinh vì nước của các nghĩa sĩ, Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” bằng chữ Nôm gồm 60 vế biền ngẫu theo thể phú luật Đường để đọc trong buổi truy điệu. Với giọng văn trầm hùng, bi thiết; ngôn ngữ bình dị, mộc mạc, bài văn tế đã gây chấn động nhân tâm, tạo sức cổ vũ rất lớn. Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, người nông dân được ca ngợi như những anh hùng. Bài “Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh” của Nguyễn Đình Chiểu cũng lan truyền rất rộng rãi. Khi những bài văn tế được truyền ra Huế, chính vua Tự Đức đã ra lệnh phổ biến trong các địa phương. Nhà thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, con thứ 10 vua Minh Mạng, đã xúc động viết trong bài “Đọc bài văn ông Nguyễn Đình Chiểu điếu nghĩa dân chết vì nước”, Lê Thước là người dịch có đoạn: “Lại đọc thơ ông điếu chiến trường/Tin về dồn dập giặc biên cương/Tiếng văn nôm giỏi tày Manh Tả/Khúc quỷ hùng thương giống Khuất Bường/Gươm gỗ, giáo sào gương dũng cảm/Vượn kêu, hạc oán nỗi đau thương/Thư sinh giết giặc bằng ngòi bút/Báo nước ngần này cũng đáng thương”. Còn Mai Am nữ sĩ, tức công chúa Lại Đức, em gái Miên Thẩm , xúc cảm viết: “Bồi hồi đọc mãi bản văn ai/Phách cứng, văn hùng, cảm động thay/Dân chúng Cần Vương vì ghét địch/Nhà nho lâm trận tiếc không tài…”. Năm 1862, khi 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ rơi vào tay Pháp, quyết không ở trong vùng chiếm đóng của giặc, Nguyễn Đình Chiểu cùng gia đình xuôi thuyền về An Đức, tổng Bảo An, tỉnh Vĩnh Long (nay là Ba Tri, Bến Tre). Tại đây ông vẫn tiếp tục dạy học, bốc thuốc, sáng tác thơ văn và giữ mối quan hệ với các lực lượng kháng chiến, sĩ phu yêu nước như Trương Định, Đốc binh Là, Phan Văn Trị, Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Thông… Em trai út của Nguyễn Đình Chiểu là chí sĩ yêu nước Nguyễn Đình Huân cũng tham gia các nhóm nghĩa quân, tích cực hoạt động kháng Pháp cứu nước. Năm 1863 trong hàng ngũ Đốc binh Là, ông Huân đã anh dũng hi sinh trong trận đánh ở Cần Giuộc, Long An, hưởng dương 22 tuổi. Nguyễn Đình Chiểu và Trương Định có mối quan hệ gắn bó. Giai thoại kể rằng khi họ Trương được thăng chức Lãnh binh nhưng bị buộc phải bãi binh ở Gò Công, về An Giang nhậm chức.
Trương Định đến gặp cụ Đồ Chiểu, hỏi rằng: “Nay thánh chỉ đòi tôi giải binh đầu Pháp, theo ông thì nên xử sự thế nào?”. Đồ Chiểu chỉ tay ra hàng dừa trước ngõ hỏi lại “Cái cây tươi tốt là nhờ cái gốc hay cái ngọn?”, Trương Định đáp “Lẽ đời xưa nay cây tươi tốt là nhờ gốc, gốc bền thì cây vững”, cụ Đồ nói: “Đúng vậy, nhưng biết cái gốc ở đâu mà theo mới là người có mắt tinh tường”. Trương Định hiểu ngay liền nói “Cái gốc ngay ở đây, trong thôn xóm thường dân này. Một ngày lòng dân còn thì một ngày quốc thổ còn!”. Và rồi ông quyết định chống lệnh bãi binh, cùng dân chúng Gò Công khởi binh kháng Pháp, xưng làm “Bình Tây Đại nguyên soái”, liên tục gây cho giặc nhiều thất bại nặng nề. Tháng 8/1864, khi tướng quân Trương Định tuẫn tiết, Nguyễn Đình Chiểu đau đớn làm bài “Văn tế Trương Công Định” và 12 bài thơ điếu liên hoàn. Với quan niệm “Sinh vi tướng, tử vi thần” (tức “sống làm tướng, chết làm thần”), Nguyễn Đình Chiểu tin tưởng và đánh giá rất cao tài năng của Trương tướng quân: “Tướng quân còn đó, các nơi đạo tặc thảy kiêng dè/Tướng quân mất rồi, mấy chỗ nghĩa binh thêm bái xái/Xưa còn làm tướng, dốc rạng giồi hai chữ bình tây/Nay thác theo thần, xin dâng hộ một câu phúc thái”. Năm 1868, nghĩa sĩ Phan Tòng quê Bình Đông, Ba Tri, tham gia cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Phan Tôn, Phan Liêm (con Phan Thanh Giản), bị tử trận tại Giồng Gạch, cách chợ Ba Tri 2km, cụ Đồ Chiểu đã xót thương viết 10 bài thơ liên hoàn “điếu Phan Công Tòng” thật cảm động. “Ba Tri từ vắng tiếng hơi chàng/Gió thảm mưa sầu khá xiết than/Vườn luống trông xuân, hoa ủ dột/Ruộng riêng buồn chủ, lúa khô khan…” Uy tín, danh tiếng của Đồ Chiểu trong giới sĩ phu và dân chúng Nam bộ ngày càng lớn, thực dân Pháp tìm cách mua chuộc ông. Viên Tham biện tỉnh Bến Tre là Michel Ponchon cùng thông dịch viên Lê Quang Hiền đến thăm, tỏ ý ưu ái muốn trả lại ruộng đất ở Gia Định cho cụ, Đồ Chiểu đã trả lời nhẹ nhàng mà đanh thép “Nước chung đã mất, đất riêng còn có được sao?”. Ponchon ngỏ ý cấp tiền dưỡng lão, Đồ Chiểu kiên quyết từ chối: “Tôi đã sống tạm đủ giữa tình thương của môn đệ và xóm giềng, thế cũng đã toại nguyện”. Hắn lại đề nghị Đồ Chiểu sửa lại cuốn Lục Vân Tiên mà bọn chúng đã xuất bản, ông khẳng khái không làm… Đối với Tôn Thọ Tường, dù quen biết nhưng cam tâm theo Pháp, cụ Đồ cũng thẳng thắn lên án. Cụ nói với Phan Văn Trị rằng: “Chỉ có người Nam mình mới thích ăn mắm sống, chớ thằng đó theo Tây đâu có thích ăn”. Giữa thời ly loạn, tối tăm, khí tiết của người chí sĩ lại càng rạng rỡ “Sự đời thà khuất đôi tròng thịt/Lòng đạo xin tròn một tấm gương” Nguyễn Đình Chiểu sống qua 3 triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức với biết bao biến động của lịch sử. Ông luôn mong mỏi một “Ngày nào trời đất an ngôi cũ/Mừng thấy non sông bặt gió Tây” nhưng càng ngày càng thêm đau buồn vì đất nước từng mảnh rơi dần vào tay giặc, khởi nghĩa từng trận bị dập tắt. Năm 1885, ông đặt niềm tin vào chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, nhưng rồi các cuộc nổi dậy lần lượt thất bại. Ngày 3/7/1888, Nguyễn Đình Chiểu trút hơi thở cuối cùng. Cả Ba Tri tiễn đưa cụ, từ chợ Ba Tri lên Giồng Chuối cả cánh đồng phủ trắng khăn tang, đám học trò của cụ đều mặc đại tang.
Thơ Hàn Mặc Tử mang đến sự tươi đẹp, phong khoáng, tràn đầy cảm xúc và đôi khi còn có chút “điên loạn”. Ông sử dụng bút pháp tượng trưng, siêu thực với lối thơ nửa kín nở mở khiến người đọc phải tò mò, thích thú. Hãy cùng The POET magazine điểm qua những tác phẩm hay để đời trong suốt sự nghiệp sáng tác của ông.