Top 10 Công Ty Xây Dựng Việt Nam

Top 10 Công Ty Xây Dựng Việt Nam

Việc lựa chọn công ty xây dựng uy tín, phù hợp với công trình là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định không nhỏ đến chất lượng của công trình. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn công ty xây dựng nhà ở hay công trình, dự án công nghiệp thì đừng vội bỏ lỡ bài viết này nhé. Dưới đây Mỹ Việt Group đã tổng hợp top 10 công ty xây dựng lớn nhất Việt Nam năm 2024 thông qua một nghiên cứu do Vietnam Report thực hiện, mời bạn đón đọc.

Công ty TNHH Tập đoàn Xây dựng Delta

Công ty TNHH Tập đoàn xây dựng Delta được ra đời vào năm 1993 với lĩnh vực hoạt động chuyên sâu là thi công các công trình từ xây dựng dân dụng, công nghiệp đến những công trình yêu cầu cao về kỹ thuật, thẩm mỹ như khách sạn, tổ hợp văn phòng, nhà ở cao cấp,...

Sau hơn 20 năm thành lập và phát triển không ngừng, Delta đã trở thành tập đoàn xây dựng lớn mạnh với 12 công ty thành viên, 2500 cán bộ kỹ sư, kiến trúc cùng hệ thống máy móc công nghệ hiện đại, tiên tiến.

Công ty đã ghi dấu ấn với một số dự án tiêu biểu: Bệnh viện ViInmec Times City, Vinschool Times City,...

Công ty CP Đầu tư Xây dựng Newtecons

Được thành lập từ năm 2003, công ty Newtecons được biết đến là một trong những đơn vị uy tín trong lĩnh vực thi công xây dựng với đa dạng các loại hình công trình, từ các dự án hạ tầng, cao ốc văn phòng, nhà xưởng đến những dự án trung tâm thương mại, khu căn hộ cao cấp,...

Cho đến nay, công ty đã khẳng được vị trí và tên tuổi của mình thông qua các dự án: Vinhomes Central Park 3, nhà máy Regina Hải Phòng, Big C Hạ Long, Vinhomes Thăng Long,...

NăAm 2004, công ty Cổ phần Fecon được thành lập bởi nhóm các kỹ sư tâm huyết và chuyên gia đầu ngành về xử lý, thi công nền móng công trình, đây cũng là lĩnh vực hoạt động chính của công ty, trong đó tập trung chủ yếu là nền móng công trình ngầm.

Các dự án tiêu biểu do Fecon thực hiện Dự án thép Hòa Phát Dung Quất, dự án Mỹ Đình Pearl, dự án SUN Grand City,...

Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam Vinaconex

Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam được thành lập vào năm 1995 với tiền thân là công ty Dịch vụ và Xây dựng nước ngoài. Sau khoảng gần 10 năm không ngừng phát  triển, công ty đã được chọn là một trong những Tổng công ty Nhà nước đầu tiên thực hiện thí điểm cổ phần hoá Tổng công ty.

Dự án trung tâm thương mại Chợ Mơ được thực hiện bởi Công ty Vinaconex

Hiện nay, Vinaconex có trên 40 đơn vị đầu mối trực thuộc, tham gia vào 5 công ty liên doanh và 14 công ty liên kết hoạt động trong các lĩnh vực khác trên cả nước và đóng góp khối lượng công trình đáng kể cho Việt Nam.

Các công trình nổi bật của Vinaconex không thể không kể đến: Dự án trụ sở tổng cục thuế, xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Dự án trung tâm chợ Mơ,...

Công ty CP Đầu tư Xây dựng Ricons

Công ty CP Đầu tư xây dựng Ricons là chính thức là thành viên của Coteccons Group vào năm 2004 với lĩnh vực hoạt động chính là đầu tư - kinh doanh bất động sản. Sang năm 2008, công ty đã mở rộng lĩnh vực hoạt động và đạt nhiều thành tựu trong ngành xây dựng.

Các dự án: Saigon Royal, dự án Vinhomes Central Park,... là một trong những dự án tiêu biểu của Ricons.

Công ty CP xây dựng Coteccons

Công ty CP Xây dựng Coteccons ra đời vào năm 2004, trải qua hành trình dài xây dựng, phát triển, không ngừng đổi mới, công ty đã có có sự phát triển vượt bậc và khẳng định được vị thế của mình trong ngành xây dựng Việt Nam. Trong nhiều năm liền, công ty vinh dự trở thành tập đoàn xây dựng tư nhân có nhiều đóng góp tích cực trong ngành xây dựng Việt Nam.

Các công trình tiêu biểu của Coteccons: Đảo kim cương, Masteri Millennium, The Landmark 81,...

Tập đoàn xây dựng Hoà Bình được thành lập vào năm 1987 với tiền thân là Văn phòng Hòa Bình - hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thiết kế và thi công công trình nhà ở dân dụng. Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, công ty đã vinh dự đóng góp trên 400 công trình có quy mô đẳng cấp quốc tế trải dài từ Bắc chí Nam.

Dự án Sài Gòn Residences được thực hiện bởi công ty xây dựng Hoà Bình

Một số dự án tiêu biểu của tập đoàn:  dự án Sunshine City Sài Gòn, dự án Empire City, dự án Jamila Khang Điền, dự án Sài Gòn Residences…

Công ty CP đầu tư xây dựng Unicons

Được thành lập từ năm 2006, công ty CP đầu tư xây dựng Unicons cho đến nay luôn đạt mức tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng và lọt top các đơn vị thầu xây dựng hàng đầu Việt Nam.

Một số dự án nổi bật của Unicons như: Intercontinental Đà Nẵng Sun Peninsula, Sarina Đại Quang Minh, Vinhomes Central Park...

Công ty CP Xây dựng Phục Hưng Holdings

Năm 2001, công ty TNHH xây dựng Phục Hưng được thành lập, sau đó năm 2003 công ty chính thức gia nhập công ty Đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam (Constrexim Holdings). Phục Hưng Holdings hoạt động sôi nổi trong lĩnh vực: xây dựng dân dụng, công nghiệp, cơ sở hạ tầng, trang trí nội thất, ngoại thất, kinh doanh vật liệu xây dựng,...

Các dự án nổi bật của Phục Hưng Holdings như: Toà nhà The Light, dự án biệt thự Đồi Ngọc Tước,...

Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC

Trực thuộc Sở Xây dựng Hà Nội, công ty Cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị được thành lập vào năm 1971. Tính đến nay, công ty UDIC có 43 công ty thành viên, trong đó có 6 công ty liên doanh nước ngoài. UDIC cũng là một trong những công ty xây dựng được đánh giá cao và đóng góp nhiều công trình, dự án cho Việt Nam.

Các dự án tiêu biểu có thể kể đến như: Dự án Unimax Twin Tower, Trung Yên Plaza, Golden Palace, Samsung Mobile Phone Complex…

Trên đây là thông tin về top 10 công ty xây dựng lớn nhất Việt Nam năm 2024. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp cho mọi người thêm thông tin về các tập đoàn xây dựng hàng đầu Việt Nam cùng những dự án tiêu biểu xứng tầm quốc tế.

Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

Top 10 Nhà thầu xây dựng hạ tầng - công nghiệp năm 2024

Top 10 Nhà thầu cơ điện năm 2024

Hành trình “gian nan thử sức” và triển vọng ngành xây dựng năm 2024

Năm 2023, những tín hiệu kém tích cực phủ sóng khắp thị trường xây dựng. Tăng trưởng kinh tế không như kỳ vọng, niềm tin thị trường suy yếu, bất động sản “bất động” khiến nguồn cung công việc giảm, vấn đề nợ đọng, thiếu vốn thêm nhức nhối. Theo thống kê của Vietnam Report, hơn một nửa số doanh nghiệp xây dựng niêm yết có doanh thu và lợi nhuận trước thuế năm 2023 giảm so với năm trước.

Lăng kính truyền thông cũng phản ánh rõ sự chững lại của thị trường. Kết quả phân tích truyền thông của Vietnam Report cho thấy, bối cảnh khó khăn chung của thị trường và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh kém khả quan đã kéo mức độ "an toàn" thông tin (tỷ lệ chênh lệch thông tin tích cực và tiêu cực trong tổng số thông tin được mã hóa) của các doanh nghiệp ngành xây dựng sụt giảm so với năm trước.

Dù đối diện với nhiều thách thức nhưng phần lớn nhà thầu xây dựng vẫn đang nỗ lực phục hồi. Trong quý IV/2023, tín hiệu phục hồi đã xuất hiện dù vẫn còn chậm, một số doanh nghiệp đã có thể dứt lỗ, báo lãi trở lại.

Khảo sát về triển vọng ngành của Vietnam Report cho thấy, nhiều doanh nghiệp (52,6%) đã lạc quan hơn, 36,9% số doanh nghiệp dự báo chưa có sự cải thiện đáng kể và 10,5% số doanh nghiệp cho rằng tình hình có thể ảm đạm hơn.

Đặc biệt, tỉ lệ doanh nghiệp bày tỏ lạc quan về triển vọng ở tất cả các phân khúc đều cao hơn so với năm ngoái. Sự phân hóa về tâm lý lạc quan đối với các phân khúc tiếp tục được duy trì trong năm nay theo thứ tự: Xây dựng hạ tầng, Xây dựng công nghiệp, Xây dựng năng và tiện ích, Xây dựng nhà ở, Xây dựng thương mại.

Khảo sát của Vietnam Report cũng ghi nhận những động lực được kỳ vọng kích thích thị trường, đặt nền móng cho sự phục hồi của ngành trong năm nay.

4 “bài toán” khó của doanh nghiệp xây dựng

Theo Vietnam Report, những khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp trong ngành năm nay bao gồm nợ đọng, biến động giá nguyên vật liệu, vấn đề pháp lý, cạnh tranh và sức cầu yếu.

Những khó khăn này có thể được bao quát qua bốn bài toán lớn.

Hai năm trở lại đây, trong bối cảnh thị trường bất động sản nguội lạnh, dòng tiền của chủ đầu tư gặp khó, vấn đề nợ đọng càng trở nên gay gắt. Theo kết quả khảo sát của Vietnam Report, hoàn thiện chế tài xử lý chủ đầu tư chậm thanh toán nợ đọng là kiến nghị hàng đầu của doanh nghiệp xây dựng đối với Chính phủ (72,2%). Doanh nghiệp xây dựng mong muốn có cơ chế bảo lãnh thanh toán của chủ đầu tư để cân bằng lợi ích, quyền lợi giữa hai bên.

Bên cạnh đó, có 55,6% số doanh nghiệp xây dựng chia sẻ gặp khó khăn về vốn lưu động. Tín dụng ngân hàng được nới rộng, mặt bằng lãi suất giảm nhưng các doanh nghiệp xây dựng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn khó khăn trong việc vay vốn khi điều kiện về khả năng tài chính không đủ đáp ứng yêu cầu từ phía ngân hàng.

Sức cầu yếu và tiến trình cấp phép, phê duyệt dự án chậm đã làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu nguồn việc của các doanh nghiệp. Chẳng hạn, trong mảng nhà ở thương mại, so sánh từ năm 2020 trở lại đây, số dự án nhà ở thương mại được cấp giấy phép xây dựng sụt giảm mạnh với chỉ 67 dự án trong năm 2023 (trong khi con số này trong các năm 2020, 2021, 2022 lần lượt là 743, 239 và 136 dự án). Xét trong quý IV/2023, theo Tổng cục Thống kê, chỉ có 18,9% doanh nghiệp xây dựng hoạt động từ 90-100% năng lực và 2,7% doanh nghiệp hoạt động trên 100% năng lực thực tế.

Thực trạng thiếu việc làm tạo nên mất cân đối cung - cầu khiến thị trường xây dựng trở nên cạnh tranh khốc liệt. Thậm chí, tình trạng cạnh tranh phá giá đã xảy ra. Không những thế, thị trường xây dựng trong nước kỳ vọng được hưởng lợi từ làn sóng FDI đang đổ về Việt Nam, tuy nhiên, các doanh nghiệp xây dựng cũng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh đến từ các nhà thầu ngoại khi nhiều chủ đầu tư FDI dành sự ưu tiên cho các nhà thầu đến từ quốc gia của họ.

Dù giá nguyên vật liệu, vật liệu xây dựng đã hạ nhiệt so với thời kỳ bão giá cách đây một năm song đây vẫn là nỗi lo thường trực đối với các doanh nghiệp. Theo kết quả khảo sát của Vietnam Report, đa số doanh nghiệp xây dựng dự đoán giá nguyên vật liệu sẽ tăng dù tỷ lệ tăng không quá “nóng”. Đáng chú ý, đối với nhóm doanh nghiệp xây dựng hạ tầng giao thông, hệ thống đơn giá, định mức thấp hơn rất nhiều so với thực tế được nhấn mạnh là một trong những khó khăn hàng đầu.

7 chiến lược trọng tâm của doanh nghiệp xây dựng

Giữa khó khăn, các doanh nghiệp đã bắt đầu công cuộc tái thiết, điều chỉnh chiến lược để thoát khỏi cơn khủng hoảng, duy trì hoạt động kinh doanh và năng lực cạnh tranh.

Tăng cường công tác quản trị rủi ro, đặc biệt là quản trị tài chính, là chiến lược ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp trong năm 2024. Bối cảnh thị trường biến động, nhiều khó khăn buộc các doanh nghiệp phải dự báo tốt hơn về nhu cầu tiền mặt cần thiết cho hoạt động vận hành, vốn lưu động của dự án ở giai đoạn trước đấu thầu và giám sát chặt chẽ dòng tiền của dự án.

Đáng chú ý, chiến lược đa dạng hóa hoạt động kinh doanh có tỷ lệ lựa chọn tăng đáng kể so với năm trước. Trong bối cảnh nguồn việc hạn chế, để tránh phụ thuộc vào chu kỳ khó khăn của ngành bất động sản, đa dạng hóa kinh doanh trở nên quan trọng hơn.

Trong giai đoạn đang được kỳ vọng là thời kỳ chuyển giao, tăng trưởng trở lại của nền kinh tế, với những chiến lược củng cố sức mạnh nội tại, ứng phó linh hoạt phù hợp với nhịp biến động của thị trường, các doanh nghiệp xây dựng tin tưởng sẽ dựng xây nền móng cho sự hồi sức và bứt phá vươn lên.

Lễ công bố Top 10 Công ty Xây dựng năm 2024 do Vietnam Report và Báo VietNamNet tổ chức sẽ diễn ra vào tháng 4/2024 tại Hà Nội.