Nghị Định 111 Hợp Đồng Lao Động

Nghị Định 111 Hợp Đồng Lao Động

- Trường hợp ký kết hợp đồng lao động:

Hợp đồng lao động theo Nghị định 111 là gì?

Tại Điều 5 Nghị định 111/2022/NĐ-CP có quy định hợp đồng lao động là một trong hai loại hợp đồng được ký kết Nghị định 111.

Theo đó, có thể hiểu hợp đồng lao động theo Nghị định 111 là loại hợp đồng lao động được giao kết giữa cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập với người lao động nhằm thực hiện một số công việc phục vụ, hỗ trợ, chuyên môn và nghiệp vụ

Hợp đồng lao động thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ theo Nghị định 111

- Các trường hợp ký kết hợp đồng lao động:

Tuy nhiên số lượng người ký kết chiếm không quá 70% số lượng chênh lệch giữa số người làm việc được giao so với số lượng theo định mức của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành.

(Điều 9 Nghị định 111/2022/NĐ-CP)

(Điều 11 Nghị định 111/2022/NĐ-CP)

Người lao động ký kết hợp đồng lao động cho công việc chuyên môn, nghiệp vụ phải đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

Ngoài ra người này phải đáp ứng các tiêu chuẩn và các điều kiện khác theo pháp luật chuyên ngành và theo vị trí việc làm do cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quy định.

(Điều 10 Nghị định 111/2022/NĐ-CP)

Xếp lương khi ký ký hợp đồng lao động theo Nghị định 111 thế nào?

Việc xếp lương trong hợp đồng lao động lao động theo Nghị định 111 được áp dụng một trong hai hình thức:

- Theo thỏa thuận của các bên về mức tiền lương. Mức tiền lương này phải phù hợp với quy định pháp luật lao động.

- Xếp lương bằng lương của công chức hoặc viên chức mà phù hợp với ngân sách của các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp. Đối với hình thức này thì các loại phụ cấp được hưởng (nếu có) theo quy định sẽ được tính vào tiền lương; Ngoài ra các chế độ nâng bậc lương, các chế độ, chính sách khác có liên quan đến tiền lương được thực hiện giống như đối với công chức, viên chức.

(điểm a khoản 2 Điều 8 và điểm đ khoản 1 Điều 10 Nghị định 111/2022/NĐ-CP).

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài

Theo Sở Nội vụ tỉnh Thái Bình, lao động hợp đồng 68 trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước giao năm 2022 là 141 người, tập trung ở 27 đơn vị. Số hợp đồng này hiện diện nhiều nhất tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh 20 người, tiếp đến là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 14 người, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh 11 người, còn lại ở các sở, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.

Ngoài ra, tỉnh Thái Bình còn có 50 lao động hợp đồng 68 trong các đơn vị sự nghiệp công lập giao năm 2022 tại 25 đơn vị. Đối tượng này có mặt nhiều nhất ở khối y tế với 22 người; tiếp đến là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 16 người. Còn lại ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và Sở Khoa học và Công nghệ.

Lao động hợp đồng 68 ở các vị trí công việc như lái xe, tạp vụ; bảo trì, bảo dưỡng, vận hành trụ sở, trang thiết bị máy móc… phục vụ hoạt động của cơ quan, đơn vị trước đây ngân sách nhà nước sẽ bảo đảm. Tuy nhiên, khi chuyển sang thực hiện hợp đồng lao động theo Nghị định số 111 ngày 30/12/2022 của Chính phủ, thì các cơ quan, đơn vị phải tự chi trả, giúp tiết kiệm đáng kể ngân sách nhà nước.

Nhằm thực hiện nghiêm túc chủ trương này, ngay từ tháng 1/2023, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận đã ký quyết định về việc không giao lao động hợp đồng 68 trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh.

Bên cạnh đó, trong khi chờ các văn bản hướng dẫn của Bộ Nội vụ về chế độ, chính sách và mẫu hợp đồng lao động, hiện nay Sở Nội vụ tỉnh Thái Bình ban hành hướng dẫn tạm thời về việc chuyển đổi này.

Theo đó, không áp dụng đối với lao động hợp đồng 68 còn dưới 24 tháng đến thời điểm nghỉ hưu tính từ ngày Nghị định 111 có hiệu lực và người được tuyển vào biên chế trước 23/5/1993, đang làm các công việc hỗ trợ, phục vụ.

Hiện nay, nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã chủ động tuyên truyền, phổ biến Nghị định 111 của Chính phủ đến các đối tượng trực tiếp bị tác động của chính sách. Qua nắm bắt, phần lớn người lao động đã hiểu, có nhận thức đúng về chủ trương của Chính phủ, trên tinh thần bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp về tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

Người ký hợp đồng lao động theo Nghị định 111 có phải viên chức không?

Người ký hợp đồng lao động theo Nghị định 111 không phải viên chức bởi căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định 111/2022/NĐ-CP, các công việc được ký kết hợp đồng theo Nghị định 111 bao gồm:

- Các công việc hỗ trợ, phục vụ: Lái xe, bảo vệ, Lễ tân, phục vụ; tạp vụ, bảo trì, bảo dưỡng, vận hành thiết bị, máy móc,...

- Các công việc chuyên môn, nghiệp vụ theo danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung tại các đơn vị sự nghiệp công lập.

Đồng thời căn cứ Điều 2 Luật Viên chức 58/2010/QH12 có quy định như sau:

“Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”