Truyện Sư Tử Hà Đông Ta Tới Đây

Truyện Sư Tử Hà Đông Ta Tới Đây

Hà Đông : một địa danh bên Trung Quốc. Sư tử : một loài thú được xem như chúa tể sơn lâm.

Gửi cho bạn qua - share this by:

* Hôm rồi nghe bài hát “Áo lụa Hà Đông” của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ bài thơ cùng tên của nhà thơ Nguyên Sa, có người nói nửa đùa nửa thật rằng đất Hà Đông này còn nổi tiếng về việc các bà vợ được ví như sư tử bởi tính hay ghen tuông và hung dữ. Vậy, “Sư tử Hà Đông” có liên quan gì đến vùng đất Hà Đông nổi tiếng với áo lụa không? (Mỹ Uyên, quận Sơn Trà, Đà Nẵng)

- Hà Đông (của Việt Nam) trong bài hát “Áo lụa Hà Đông” không liên quan gì đến Hà Đông trong thành ngữ “Sư tử Hà Đông”.

“Từ điển Thành ngữ điển cố Trung Quốc” (Lê Huy Tiêu dịch, NXB Khoa học Xã hội, 1993) giải thích: “Sư tử Hà Đông” bắt nguồn từ một chuyện tích đời Tống bên Trung Quốc.

Theo đó, vùng đất Vĩnh Gia có chàng Trần Tháo, hiệu là Long Khâu, thích hát xướng. Lúc nhỏ, Trần Tháo thích chơi trò đấu kiếm, lớn lên thường lân la tìm gặp các khách giang hồ học võ nghệ. Khi bước sang tuổi trung niên, chàng bỗng thay đổi tính nết, chán cuộc sống giang hồ và muốn bước vào chốn văn chương, chữ nghĩa. Thế nhưng, do tài non trí đoản nên chẳng đâu vào đâu, quá nửa đời người mà chàng vẫn công chưa thành, danh chưa toại.

Trần Tháo nản chí, quay về sống ẩn dật rồi lấy vợ, sớm hôm vui thú ruộng vườn. Thế nhưng, các huynh đệ, chiến hữu cũ vẫn thường xuyên lui tới lưu cùng giải khuây bên chén rượu cuộc trà. Dần dà, các cuộc vui như thế có sự xuất hiện của các ca nương xinh tươi, hát hay, múa đẹp. Trần Tháo và bạn bè khó tránh khỏi việc liếc mắt đưa tình với các cô nương đương thì xuân sắc.

Thấy vậy, vợ Trần Tháo là Liễu Thị rất ấm ức, cơn ghen nổi lên. Liễu thầm nghĩ: “Biết đâu trong số những cô vũ nữ cầm ca xinh đẹp, tài ba kia, lại chẳng có kẻ tà tâm, muốn chiếm đoạt chồng mình?!”. Lần nọ, Liễu Thị đứng phắt dậy cầm gậy vụt lấy vụt để vào tường, vừa vụt vừa kêu la, quát tháo ầm ĩ. Thực khách cùng hết thảy ca nữ kẻ thì ngại ngùng, kẻ thì e sợ điều kia tiếng nọ nên ba chân bốn cẳng chạy tháo thân.

Trần Tháo biết vậy là bất nhã lắm, nhưng vốn sợ vợ nên chỉ biết đứng im một chỗ, vẻ mặt đầy sợ hãi trước cặp mắt hung dữ và khuôn mặt đỏ phừng đang trong cơn “bốc lửa tam bành” của vợ.

Nghe tin, Tô Đông Pha làm bài thơ đùa: “Long Khâu cư sĩ diệc khả liên/ Đàm không, thuyết hữu, dạ bất miên/ Hốt văn Hà Đông sư tử hống/ Trụ trượng lạc thủ, tâm mang nhiên” (dịch nghĩa: Cư sĩ Long Khâu thật đáng thương/ Đêm chẳng ngủ, nói có, nói không/ Bỗng nghe sư tử Hà Đông rống/ Gậy chống rời tay, lòng hoang mang).

Bài thơ hay vì có mấy chữ rất đắt: Hà Đông và Liễu xuất xứ từ câu thơ của Đỗ Phủ “Hà Đông nữ nhi thân tính Liễu” (Cô gái Hà Đông người họ Liễu). Liễu Thị - vợ Trần Tháo - cũng quê ở Hà Đông. “Sư tử hống” là chữ của nhà Phật, ví giọng thuyết pháp sang sảng của Đức Phật như tiếng rống của sư tử khiến các loài thú khác phải im lặng. Trần Tháo rất mộ đạo Phật nên thi sĩ họ Tô dùng chữ ấy để trêu. Ngoài ra, nhà thơ còn có ý đối sư tử với rồng: Long Khâu (hiệu của Trần Tháo) có nghĩa là Gò Rồng. Vị cư sĩ náu mình ở Gò Rồng mà lại được nghe tiếng sư tử gầm thì còn gì... thú vị bằng.

Đời sau dùng “Hà Đông sư tử hống” (sư tử Hà Đông gào rống), tiếng Việt có thành ngữ “Sư tử Hà Đông”, để chỉ người vợ hay ghen, đanh đá, hung dữ.

Tại sao người ta lại gọi những người vợ đanh đá là "sư tử Hà Đông"?

Không rõ từ khi nào, cụm từ “sư tử Hà Đông” đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người Việt Nam. Nhiều người thường dùng nó để chỉ một người phụ nữ hung dữ, đanh đá. Tuy được sử dụng phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguồn gốc và ý nghĩa thật sự của cụm từ này.

Nhiều người cho rằng Hà Đông ở đây là một quận ở Hà Nội. Tuy nhiên, thực tế thì nó thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Câu chuyện bắt nguồn từ thời nhà Tống.

Theo “Từ điển Thành ngữ điển cố Trung Quốc” do Lê Huy Tiêu dịch thì vào thời Tống, ở vùng Vĩnh Gia có một chàng trai tên Trần Tháo, hiệu Long Khâu. Trần Tháo yêu thích võ thuật nên thường giao du với giang hồ, võ hiệp để học hỏi. Nhưng đến trung niên, ông thay đổi tính cách, muốn rời xa giang hồ để sống cuộc đời văn chương. Tuy nhiên, do khả năng có hạn nên Trần Tháo lui về ở ẩn, lấy vợ và sống cuộc sống yên bình.

Đôi khi, các huynh đệ cũ của Trần Tháo vẫn đến thăm để ôn lại chuyện xưa. Sau này, họ còn dẫn theo các ca nương xinh đẹp đến hát hò, nhậu nhẹt.

Vợ của Trần Tháo là Liễu Thị không hài lòng với việc này. Một lần, bà đứng dậy, cầm gậy và đánh liên tục vào tường, quát tháo ầm ĩ. Mọi người thấy vậy liền sợ hãi, đứng dậy bỏ về. Trần Tháo mặc dù thấy hành động của vợ khiếm nhã nhưng vì sợ vợ nên chỉ đứng im.

Tô Đông Pha biết được chuyện này đã làm một bài thơ chế giễu: “Long Khâu cư sĩ diệc khả liên/Đàm không, thuyết hữu, dạ bất miên/Hốt văn Hà Đông sư tử hống/Trụ trượng lạc thủ, tâm mang nhiên” (dịch nghĩa: Cư sĩ Long Khâu thật đáng thương/Đêm chẳng ngủ, nói có, nói không/Bỗng nghe sư tử Hà Đông rống/Gậy chống rời tay, lòng hoang mang).

Trong bài thơ, Hà Đông là địa danh trong câu thơ của Đỗ Phủ: “Hà Đông nữ nhi thân tính Liễu” (cô gái Hà Đông họ Liễu). Vì Liễu Thị – vợ của Trần Tháo cũng là người Hà Đông, và “sư tử hống” là từ nhà Phật, ví von giọng thuyết pháp của Đức Phật như tiếng rống của sư tử, khiến muôn loài im lặng lắng nghe.

Từ đó, người đời dùng cụm từ “sư tử Hà Đông” để chỉ một người vợ đanh đá, hung dữ. Ở Việt Nam, người ta gọi là “sư tử Hà Đông”, còn ở Trung Quốc thì gọi là “Hà Đông sư tử hống”.

Chưa tìm ra được tài liệu chính xác về điệu vũ “Sư Tử Việt Hậu” của tỉnh Niigata ở miền bắc nước Nhật,nổi tiếng nhiều người đẹp để trả lời câu hỏi các bạn,đành hẹn kỳ sau. Bù lại,do một tình cờ, đọc báo hàng tuần tìm thấy tài liệu rất lý thú về Sư Tử Hà Đông,xin giới thiệu đến các bạn .

Trần Tạo tự Quý Thường,người đời nhà Tống,quê ở Vĩnh Gia.Vợ của Trần Tạo họ Liễu vốn có tính ghen ghê gớm.Quý Thường rất sợ vợ nhưng rất có lòng tôn sùng đạo Phật.Hằng ngày ngồi đọc kinh,vợ lấy làm bực,la hét om sòm,nhưng Trần Tạo vẫn điềm nhiên,không dám cự một tiếng, 😦

Tính của Trần Tạo hào hoa,bằng hữu nhiều,nên ở nhà thường có yến tiệc.Trần Tạo chiều khách , mời kỹ nữ xướng ca để tăng phần hứng thú,long trọng cho buổi tiệc.Liễu Thị trong phòng mượn điều nầy điều nọ ,quát tháo om sòm.Trần Tạo có lúc hốt hoảng,cầm gậy nơi tay,bỏ rơi mất gậy. 🙄

Tô Đông Pha là bạn thân của Trần Tạo nhân đó mới làm bài thơ đùa cợt

Thùy tự Long Khâu cư sĩ hiền 誰似龍丘居士賢

Đàm Không thuyết pháp dạ bất miên 談空說法夜不眠

Hốt văn Hà Đông sư tử hống 忽聞河東獅子吼

Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên 拄杖落 手心茫然

“Ai hiền bằng thầy đồ Long Khâu

Đọc kinh thuyết pháp suốt đêm thâu

Hà Đông sư tử chỉ người đàn bà ghen dử tợn.Tô Đông Pha dùng hai tiếng “Hà Đông” là mượn câu thơ của Đỗ Phủ

“Hà Đông nữ nhi thân tính Liễu” có nghĩa cô gái Hà Đông người họ Liễu vì vợ của Quý Thường cũng họ Liễu.Và tiếng sư tử do lời trong kinh Phật :sư tử là chúa loài thú,mỗi khi rống lên thì các thú đều khiếp đảm để vừa chỉ tính ghen của Liễu Thị vừa chỉ Quý Thường là tín đồ đạo Phật.

Tú Xương trong bài vịnh cảnh lấy lẽ có câu

Nhặt khoan còn ỏi tiếng Hà Đông”

Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác chỉ trong một đêm được Lục Tổ Huệ Năng ấn chứng nên thường được gọi là Nhất Túc Giác .Túc có nghĩa ban đêm không phải là chân là đầy đủ.Trong “Chứng Đạo Ca” ngài có nhắc câu sư tử hống đến hai lần.

“Sư tử hống, vô úy thuyết獅子吼無畏說

Bách thú văn chi giai não liệt百獸聞之皆腦裂

Hương tượng bôn ba thất khước uy香象奔波失躩威

Thiên long tịch thính sanh hân duyệt” 天龍寂聴生欣悅

Tiếng rống của sư tử nói lên lời không sợ.Khi trăm thú nghe tiếng rống sư tử thì đầu chúng nó muốn vỡ sọ.Còn con hương tượng tức là con voi lớn chạy lính quýnh, mất hết oai nghi.Hàng thiên long lắng nghe một cách vui vẻ .

Thâm ta mông đổng ngoan bì đát深嗟懵懂頑皮 怛

Chỉ tri phạm trọng chướng bồ đề只知犯重障菩提

Bất kiến Như Lai khai bí quyết” 不見如來開秘訣

Vô úy thuyết là lời nói không sợ,lời nói của ngài Duy Ma Cật Tên chữ Phạn Vimilakirti

Thâm ta:thương thay,Mông Đống là những người mê mờ.Ngoan bì đát là cố chấp.Thương thay những người mê mờ,cố chấp.Chỉ biết phạm tội trọng là chướng bồ đề không tu dược,mà không thấy được Đức Như Lai đã mở được kho bí quyết.Đây là Duy Ma Sư Tử Hống.

Như vậy ngoài Sư Tử Hà Đông còn có Sư Tử Việt Hậu, Sư Tử Duy Ma nhưng Sư Tử Duy Ma là cao thượng hơn hết.